Câu hỏi của Vua Milinda
Vicāralakkhaṇapañho
HÀNH TƯỚNG CỦA TỨ
14. “Thưa ngài Nāgasena, tứ có cái gì là hành tướng?”
“Tâu đại vương, tứ có sự áp sát là hành tướng.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như cái cồng được vỗ vào sau đó vang lên và dội lại. Tâu đại vương, sự vỗ vào là như thế nào thì tầm nên được xem như vậy, sự dội lại là như thế nào thì tứ nên được xem như vậy.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
--
Mil. 2.3.15. Diskursives Denken - 2.3.14. Vicāralakkhaṇapañho
«Welches charakteristische Merkmal aber, o Herr, besitzt das diskursive Denken (vicāra)?»
«Das des fortgesetzten Nachsinnens, o König.»
«Gib mir ein Gleichnis!»
«Es ist damit, o König, wie mit einem Bronze-Gong, der angeschlagen, noch lange nachklingt und erst allmählich zur Ruhe kommt. Dabei hat man nämlich unter dem Anschlagen die Gedankenfassung zu verstehen und unter dem Nachklingen das diskursive Denken (vitakka-vicāra).»
«Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!»
--
Ngu Vung:
1) Vitakka, ngữ căn Vi + takk (suy nghĩ). Chữ này có nhiều nghĩa sai khác giữa Kinh tạng và Abhidhamma tạng. Trong Kinh Tạng, Vitakka có nghĩa là quan điểm tư tưởng. Trong Abhidhamma tạng, Vitakka có nghĩa đặc biệt là dán áp các tâm sở trên đối tượng. Như một biệt cảnh tâm sở, Vitakka chỉ có nghĩa là tâm sở thông thường, nhưng trong thiền định, Vitakka trở thành một tâm sở quan trọng trong đệ nhứt thiền và được gọi là Appanàvitakka. Khi Vitakka hiện khởi trong Lokuttara maggacitta (Siêu thế đạo tâm), thì được gọi là Sammà Sankappa (chánh tư duy), vì nó diệt trừ tà tư duy và dán áp tâm trên Niết bàn.
2) Vicàra: Tứ; Vi + car (đi chỗ này chỗ kia). Vicàra là sự tiếp tục dán áp tâm trên đối tượng. Như con ong đến đậu trên cái bông là Vitakka, bay tròn hay đi vòng quanh cái hoa là Vicàra. Như con chim đập cánh sắp sửa bay là Vitakka, khi bay liệng trên hư không là Vicàra. Như đánh trống hay đánh chuông là Vitakka, tiếng dội, tiếng ngân của chuông trống là Vicàra. Vicàra cũng là một phần tử của thiền, Vicàra trừ diệt Vicikicchà (nghi).
(TPTYL, TMC)
--
Su Gioi Nghiem dich:
38. Hành tướng của Tứ (hay Sát) (Vicaralakkhana)
- Còn Tứ tâm sở?
- Tứ chính là quan sát, soát xét, kiểm soát và bắt dính đối tượng, tâu đại vương!
- Xin cho nghe thí dụ.
- Con ong sau khi tìm kiếm được hoa (tầm), nó đậu trên đóa hoa, quan sát đóa hoa, rà soát đóa hoa, ấy là Tứ. Như thế, Tứ tâm sở luôn luôn đi theo tầm tâm sở, như con ong tìm hoa (tầm) rồi đậu trên hoa (tứ); như vang và tiếng, tiếng đi trước (tầm), vang đi sau (tứ); như bóng và hình, có hình (tầm) là có bóng (tứ). Hai tâm sở ấy luôn luôn đi liền nhau, tâu đại vương .
- Trẫm đã hiểu.
--
Pali
Vicāralakkhaṇapañho
14. "Bhante nāgasena kiṃlakkhaṇo vicāro?" Ti.
"Anumajjanalakkhaṇo mahārāja vicāro" ti,
"Opammaṃ karohī" ti.
"Yathā mahārāja kaṃsatālaṃ ākoṭitaṃ pacchā [PTS Page 063] [\q 63/] anuravati anusandahati, yathā mahārāja ākoṭanā evaṃ vitakko daṭṭhabbo. Yathā anuravanā evaṃ vicāro daṭṭhabbo" ti.
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti.
Vicāravagago tatiyo
(Imasmiṃ vagago cuddasa pañhā)
"Anumajjanalakkhaṇo mahārāja vicāro" ti,
"Opammaṃ karohī" ti.
"Yathā mahārāja kaṃsatālaṃ ākoṭitaṃ pacchā [PTS Page 063] [\q 63/] anuravati anusandahati, yathā mahārāja ākoṭanā evaṃ vitakko daṭṭhabbo. Yathā anuravanā evaṃ vicāro daṭṭhabbo" ti.
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti.
Vicāravagago tatiyo
(Imasmiṃ vagago cuddasa pañhā)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét