Câu hỏi của Vua Milinda
Phassalakkhaṇapañho
Cau hoi ve dac tinh cua xuc
Phassa= xuc
lakkhana= dac tinh/ tuong mao/ hinh chat
SỰ GẶP GỠ CỦA CĂN, CẢNH VÀ THỨCBan A/ Su Indacanda dich:
8. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, có phải ý thức sanh lên ở nơi nào thì xúc, thọ cũng sanh lên ở nơi ấy?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Ý thức sanh lên ở nơi nào thì xúc cũng sanh lên ở nơi ấy, thọ cũng sanh lên ở nơi ấy, tưởng cũng sanh lên ở nơi ấy, tư cũng sanh lên ở nơi ấy, tầm cũng sanh lên ở nơi ấy, tứ cũng sanh lên ở nơi ấy, tất cả các pháp có thọ đứng đầu cũng sanh lên ở nơi ấy.”
“Thưa ngài Nāgasena, xúc có cái gì là hành tướng?”
“Tâu đại vương, xúc có sự chạm vào là hành tướng.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như hai con cừu húc nhau. Trong hai con cừu ấy, một con cừu được xem như là mắt, con cừu thứ hai được xem như là cảnh sắc. Sự va chạm nhau của chúng được xem như là xúc.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như hai bàn tay được vỗ vào nhau. Trong hai bàn tay ấy, một bàn tay được xem như là mắt, bàn tay thứ hai được xem như là cảnh sắc. Sự va chạm nhau của chúng được xem như là xúc.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như hai chập chõa được vỗ vào nhau. Trong hai chập chõa ấy, một chập chõa được xem như là mắt, chập chõa thứ hai được xem như là cảnh sắc. Sự va chạm nhau của chúng được xem như là xúc.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
--
Ban B/ Su Gioi Nghiem dich:
32. Hành tướng của Xúc (Phassalakkhana)
CAU HOI 1: Khi nói rằng " Do hội đủ duyên các pháp hiện khởi; không nên nói rằng trước đó nằm ở đâu". Điều nầy có ý nghĩa quan trọng thế nào trong Phật học?
CAU HOI 2: Khi nói xúc duyên thọ thì phải chăng có xúc rồi mới có thọ? Hay thọ vốn có mặt trong thức?
CAU HOI 3: Theo A Tỳ Đàm thi ngũ song thức là quả của nghiệp. Nếu vậy có nên nói là người tu tập có thể lựa chọn cảnh để tiếp xúc?
CAU HOI 4: Xúc được hiểu là sự gặp gỡ của căn, cảnh và thức thì có cần nói xúc là một tâm sở chăng?
CAU 5: Bài học về "xúc" dạy chúng ta điều gì về đời sống hằng ngày?
CAU HOI 6: Tại sao xúc được gọi là "xúc thực", một trong tứ thực?
Đức vua Mi-lan-đà hỏi tiếp:
- Còn xúc tâm sở thì thế nào? Khi nhãn thức sanh khởi thì xúc tâm sở có cùng sanh khởi chăng?
- Cũng cùng sanh khởi. Khi nhãn thức sanh, không phải chỉ có xúc tâm sở cùng sanh mà những tâm sở khác cùng biến hành sanh khởi: thọ, tưởng, tư, nhất tâm v.v... như bần tăng đã trình bày cho đại vương nghe rồi.
- Đúng vậy, trẫm có nghe rồi nhưng chưa nắm vững lắm. Đại đức hãy giảng cho trẫm nghe về hành tướng của xúc ấy là thế nào?
- Xúc là đụng chạm, chạm nhau, giao nhau...
- Đại đức cho xin ví dụ?
- Như hai con dê đấu nhau, hai cái sừng của chúng đụng nhau. Cái sừng của con này là nhãn căn, sừng của con kia là sắc trần; và chỗ mà hai cái sừng của chúng chạm nhau chính là xúc. Ví như hai bàn tay vỗ vào nhau, chỗ mà hai bàn tay chạm vào nhau là xúc. Ví như cái nồi mới chồng lên cái nồi cũ, chỗ tiếp giáp hai cái nồi là xúc.
Nói tóm lại, con mắt giao tiếp với sắc thì có nhãn xúc. Lỗ tai giao tiếp với âm thanh thì có nhĩ xúc. Cái mũi giao tiếp với mùi hương thì có tỷ xúc. Cái lưỡi giao tiếp với vị thì có thiệt xúc. Cái thân giao tiếp với vật trơn, nhám thì có thân xúc. Cái ý giao tiếp với pháp thì có ý xúc. Xúc là cái giao tiếp, là cái gạch nối, là cái va chạm, cái đụng nhau giữa căn và trần, tâu đại vương .
- Hay lắm. Thật rõ ràng.
--
Ban Pali
8. Phassalakkhaṇapañho
8. Rājā āha: "bhante nāgasena yattha manoviññāṇaṃ uppajjati phasso'pi vedanā'pi tattha uppajjatī?" Ti.
"Āma mahārāja, yattha manoviññāṇaṃ uppajjati, phassopi tattha uppajjati, vedanā'pi tattha uppajjati, saññā'pi tattha uppajjati, cetanā'pi tattha uppajjati, vitakko'pi tattha uppajjati, vicāro'pi tattha uppajjati. Sabbe'pi phassapamūkhā dhammā tattha uppajjantī"ti.
"Bhante nāgasena kiṃlakkhaṇo phasso?" Ti.
"Phusanalakkhaṇo mahārāja phasso" ti.
"Opammaṃ karohī" ti.
[SL Page ' 56] [\x 56/]
"Yathā mahārāja dve meṇḍā yujjheyyuṃ, tesu yathā eko meṇḍo, evaṃ cakkhu daṭṭhabbaṃ. Yathā dutiyo meṇḍo evaṃ rūpaṃ daṭṭhabbaṃ. Yathā tesaṃ sannipāto, evaṃ phasso daṭṭhabbo" ti.
"Bhiyyo opammaṃ karohī" ti.
"Yathā mahārāja dve pāṇī vajjeyyuṃ, tesu yathā eko pāṇī, evaṃ cakkhu daṭṭhabbaṃ. Yathā dutiyo pāṇi, evaṃ rūpaṃ daṭṭhabbaṃ. Yathā tesaṃ sannipāto, evaṃ phasso daṭṭhabbo" ti.
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti.
"Āma mahārāja, yattha manoviññāṇaṃ uppajjati, phassopi tattha uppajjati, vedanā'pi tattha uppajjati, saññā'pi tattha uppajjati, cetanā'pi tattha uppajjati, vitakko'pi tattha uppajjati, vicāro'pi tattha uppajjati. Sabbe'pi phassapamūkhā dhammā tattha uppajjantī"ti.
"Bhante nāgasena kiṃlakkhaṇo phasso?" Ti.
"Phusanalakkhaṇo mahārāja phasso" ti.
"Opammaṃ karohī" ti.
[SL Page ' 56] [\x 56/]
"Yathā mahārāja dve meṇḍā yujjheyyuṃ, tesu yathā eko meṇḍo, evaṃ cakkhu daṭṭhabbaṃ. Yathā dutiyo meṇḍo evaṃ rūpaṃ daṭṭhabbaṃ. Yathā tesaṃ sannipāto, evaṃ phasso daṭṭhabbo" ti.
"Bhiyyo opammaṃ karohī" ti.
"Yathā mahārāja dve pāṇī vajjeyyuṃ, tesu yathā eko pāṇī, evaṃ cakkhu daṭṭhabbaṃ. Yathā dutiyo pāṇi, evaṃ rūpaṃ daṭṭhabbaṃ. Yathā tesaṃ sannipāto, evaṃ phasso daṭṭhabbo" ti.
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti.
--
BAN TIENG DUC
Mil. 2.3.9. Sinneneindruck - 2.3.8. Phassalakkhaṇapañho
«Welches charakteristische Merkmal aber, o Herr, besitzt der Sinneneindruck (phassa)?»
«Das der Berührung, o König.»
«Erläutere mir dies!»
«Es ist gerade so, o König, wie wenn zwei Widder miteinander kämpften. Den einen Widder nämlich hat man dabei als das Sehorgan zu betrachten, den anderen als das Sehobjekt und das Zusammentreffen beider als den Sinneneindruck.»
«Gib mir ein weiteres Gleichnis!»
«Der Vorgang läßt sich ebenfalls mit Händeklatschen vergleichen. Dabei hat man die eine Hand als das Sehorgan zu betrachten, die andere als das Sehobjekt und das Zusammenklatschen beider als den Sinneneindruck.»
«Gib mir noch ein weiteres Gleichnis!»
«Man mag den Vorgang auch noch ferner mit dem Zusammenschlagen zweier Zymbeln vergleichen. Dabei ist die eine Zymbel das Sehorgan, die andere das Sehobjekt und das Zusammenschlagen beider der Sinneneindruck.»
«Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!»
--
***
Vai tai lieu ve de tai Phassa/ xuc
VI. XÚC (Phassa)
Salàyatana paccayà phasso (skt sparsa), tùy thuộc nơi Lục Căn phát sanh Xúc. Trong câu này chúng ta thấy đề cập đến Lục Căn (sáu àyatanas) nhãn, nhĩ v.v... tức là sáu căn nằm bên trong chúng ta (ajjhàttika - àyatana). Bên ngoài thể xác vật chất này có năm đối tượng (cũng gọi là cảnh), tương xứng theo thứ tự với năm giác quan: sắc, thinh, hương vị, xúc; và sau cùng là pháp, đối tượng hay cảnh của Ý. Sáu ngoai cảnh này được gọi là Lục Trần (bàhira-àyatana). Lục Trần là thức ăn đối với Lục Căn của con người. Do đó Lục Căn và Lục Trần (bàhira-àyatan). Lục Trần là thức ăn đối với Lục Căn của con người. Do đó Lục Căn và Lục Trần liên quan mật thiết với nhau. Mặc dầu có sự liên hệ thuộc về cơ năng giữa khả năng nhạy của Lục Căn và đối tượng của nó là Lục Căn, chỉ do Thức (Vinnàna) mới có sự hay biết. Vì lẽ ấy ta nói rằng "thức phát sanh do mát (nhãn) và hình sắc (sắc) được gọi là nhãn thức".
Khi có đủ cả hai yếu tố, mắt và hình sắc, nhãn thức phát sanh tùy thuộc nơi hai yếu tố ấy. Cùng thế ấy khi có tai (nhĩ) và tiếng động (thinh), mũi (tỷ) và mùi (hương) v.v... tư tưởng (ý) và đối tượng của ý (pháp).
Khi mắt, hình sắc, và nhãn thức hợp lại, sự trùng hợp ấy là Xúc. Do Xúc phát sanh Thọ, v.v... [11]
Như vậy, rõ ràng Xúc (Phassa) phát sanh do cả hai, Lục Căn và Lục Căn, tạo điều kiện.
Tóm tắt, tùy thuộc nơi Lục Căn phát sanh Xúc có nghĩa là: nhãn thúc páht sanh do mắt, nhĩ xúc phát sanh do tai, tỷ xúc phát sanh do mũi, thiệt xúc phát sanh do lưỡi, thân xúc phát sanh do cơ thể, và pháp xúc phát sanh do tâm, tạo điều kiện.
THAO LUAN
CAU HOI 1: Khi nói rằng " Do hội đủ duyên các pháp hiện khởi; không nên nói rằng trước đó nằm ở đâu". Điều nầy có ý nghĩa quan trọng thế nào trong Phật học?
CAU HOI 2: Khi nói xúc duyên thọ thì phải chăng có xúc rồi mới có thọ? Hay thọ vốn có mặt trong thức?
CAU HOI 3: Theo A Tỳ Đàm thi ngũ song thức là quả của nghiệp. Nếu vậy có nên nói là người tu tập có thể lựa chọn cảnh để tiếp xúc?
CAU HOI 4: Xúc được hiểu là sự gặp gỡ của căn, cảnh và thức thì có cần nói xúc là một tâm sở chăng?
CAU 5: Bài học về "xúc" dạy chúng ta điều gì về đời sống hằng ngày?
CAU HOI 6: Tại sao xúc được gọi là "xúc thực", một trong tứ thực?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét