Gioi thieu:
Sau day xin trich trong Kinh Udana/Tieu bo tap 1 ve trang thai Niet ban de tham khao
***
(III) (Ud 82)
(Như kinh trên, chỉ khác lời cảm hứng)
- Này các Tỷ-kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thì ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi.
***
GIỚI THIỆU KINH PHẬT THUYẾT NHƯ VẬY
(Itivuttaka)
Hòa Thượng Thích Minh Châu
Mục đích của đạo Phật là giải quyết vấn đề sanh lão bệnh tử, tức là chấm dứt sự đau khổ cho con người.
Và đoạn kinh sau này xác chứng rằng sự đau khổ có thể được chấm dứt và trạng thái đau khổ được chấmdứt là Niết bàn. Dưới đây là định nghĩa của Niết bàn ấy trong kinh số 44:
"Này các tỷ kheo, có hai Niết bàn giới này. Thế nào là hai? Niết bàn giới có dư y và Niết bàn giới không dư y.
"Này các tỷ kheo, thế nào là Niết bàn giới có dư y? Ở đây, này các tỷ kheo, tỷ kheo là bậc A la hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích: hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Trong vị ấy, năm căn còn tồn tại. Ngang qua các căn ấy, vị ấy hưởng thọ khả ý, không khả ý, vì rằng tự ngã không có thương hại nên cảm giác lạc khổ.
Với vị ấy, tham diệt, sân diệt, si diệt. Này các tỷ kheo, đây gọi là Niết bàn có dư y."Này các tỷ kheo, thế nào là Niết bàn không có dư y? Ở đây, này các tỷ kheo, tỷ kheo là bậc A la hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Ở đây, đối vị ấy, mọi cảm thọ đều không có hoan hỷ ưa thích, sẽ được lắng dịu".
Một kinh nữa, kinh số 43 xác nhận sự hiện diện của trạng thái giải thoát này, ngay trong đời hiện tại, cómặt trên quả đất này:
"Này các tỷ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các tỷ kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thời ở đây không có thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Do vì này các tỷ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra".
Ở đây, có hai nhận xét quan trọng. Ðức Phật khi nhập Niết bàn có dư y ở Kusinàra, không phải là mất hẳn, tiêu diệt hoàn toàn, vì như vậy là theo thuyết đoạn diệt đạo Phật không chấp nhận. Ở đây, tham sân si không còn, lạc thọ khổ thọ không khởi lên, nhưng mọi cảm thọ đều được lắng dịu, mát lạnh, thanh lương. Nhận xét quan trọng thứ hai là sự đau khổ có thể đoạn diệt ngay trong đời sống hiện tại với những vị đã chứng quả A la hán. Và dầu chưa chứng được quả A la hán, nếu hành trì theo lời Phật dạy, thời có thể đoạn trừ dần dần các sự khổ đau.
Vấn đề quan trọng thứ hai, sau mục đích giải thoát và giác ngộ là những pháp môn giúp người tu hành đạt đến mục đích đoạn tận khổ đau. Chúng ta sẽ thấy pháp môn tuy nhiều, nhưng không bao giờ ra ngoài
pháp môn Giới-Ðịnh-Tuệ, pháp môn duy nhất để đưa người hành trì đoạn tận khổ đau.
***
(XLIII) (Duk. II, 6) (It. 37)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có hai cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thì ở đây không thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Do vì, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Có cái sanh, hiện hữu,
Cái khởi lên làm ra,
Hữu vi không thường hằng,
Tác thành ra già chết,
Một ổ của bệnh hoạn,
Mỏng manh, giòn, dễ vỡ,
Nhờ đồ ăn nuôi dưỡng,
Nên mới được hiện hữu,
Vật ấy thật không đủ
Ðể hoan hỷ ưa thích,
Thật có cái xuất ly,
Ra khỏi được cái ấy,
Thật có vượt lý luận,
Thường hằng, không sanh khởi,
Không có cái khởi lên,
Con đường không cấu uế,
Không đưa đến sầu muộn,
Ðoạn diệt các pháp khổ,Sự tịnh chỉ mọi hành,
An lạc thật tịnh lạc.
Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
Tiểu Bộ Kinh - Tập I Page 153 of 408
***
Ðoạn sau đây cũng là đoạn diễn tả Niết bàn trong lời cảm hứng bằng văn xuôi (VIII, 1).
"Này các tỷ kheo, có xứ này (Ayatana), tại đấy không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió; không có hư không vô biên xứ; không có thức vô biên xứ; không có vô sở hữu xứ; không có phi tưởng phi phi tưởng xứ, không có đời này; không có đời sau, không có cả hai mặt trăng mặt trời. Do vậy, này các tỷ kheo, Ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sanh, không có an trú, không có chuyển vận, không có sở duyên. Ðây là sự đoạn tận khổ đau."
Ðoạn tiếp cũng diễn tả trạng thái Niết bàn:
"Này các tỷ kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi. Này các tỷ kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thời ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các tỷ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sự sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi". (VIII, 3)
Ðây cũng là lời cảm hứng của Phật về trạng thái Niết bàn giải thoát:
"Cái gì có nương tựa, cái ấy có giao động, cái gì không nương tựa, cái ấy không giao động. Không có giao động thời có khinh an. Có khinh an thời không có thiên về. Không có thiên về, thời không có đến và đi. Không có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Không có diệt và sanh, thời không có đời này, không có đời sau, không có đời ở giữa. Ðây là sự đoạn diệt
khổ đau". (VIII, 4)
Như vậy trong tập Udàna này, ngang qua các câu cảm hứng do đức Phật thuyết lên một số giáo lý căn bản được đề cập một số pháp môn tu hành được đề cao và mục đích tối hậu trong sứ mệnh hoằng pháp của đức Phật cũng được diễn tả đến.
Hòa Thượng Thích Minh ChâuThiền Viện Vạn Hạnh
Sài Gòn, 1982 (PL. 2526)
--
http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-tieubo1/tb13-ptt0.htm
***
Ðoạn sau đây cũng là đoạn diễn tả Niết bàn trong lời cảm hứng bằng văn xuôi (VIII, 1).
"Này các tỷ kheo, có xứ này (Ayatana), tại đấy không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió; không có hư không vô biên xứ; không có thức vô biên xứ; không có vô sở hữu xứ; không có phi tưởng phi phi tưởng xứ, không có đời này; không có đời sau, không có cả hai mặt trăng mặt trời. Do vậy, này các tỷ kheo, Ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sanh, không có an trú, không có chuyển vận, không có sở duyên. Ðây là sự đoạn tận khổ đau."
Ðoạn tiếp cũng diễn tả trạng thái Niết bàn:
"Này các tỷ kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi. Này các tỷ kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thời ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các tỷ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sự sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi". (VIII, 3)
Ðây cũng là lời cảm hứng của Phật về trạng thái Niết bàn giải thoát:
"Cái gì có nương tựa, cái ấy có giao động, cái gì không nương tựa, cái ấy không giao động. Không có giao động thời có khinh an. Có khinh an thời không có thiên về. Không có thiên về, thời không có đến và đi. Không có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Không có diệt và sanh, thời không có đời này, không có đời sau, không có đời ở giữa. Ðây là sự đoạn diệt
khổ đau". (VIII, 4)
Như vậy trong tập Udàna này, ngang qua các câu cảm hứng do đức Phật thuyết lên một số giáo lý căn bản được đề cập một số pháp môn tu hành được đề cao và mục đích tối hậu trong sứ mệnh hoằng pháp của đức Phật cũng được diễn tả đến.
Hòa Thượng Thích Minh ChâuThiền Viện Vạn Hạnh
Sài Gòn, 1982 (PL. 2526)
--
http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-tieubo1/tb13-ptt0.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét