Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

CÂU HỎI VỀ SỰ NHẬP VÀO BÀO THAI/

MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO

Milindapañha, Teil 4

1. Kapitel - 1. Iddhibalavaggo

Mil. 4.1.8. Die Verehrung des Buddha - 4.1.1. Katādhikārasaphalapañho

00. TU VUNG:

pabbajja: (f.) taking up of the ascetic life; becoming a monk.



I SU* INDACANDA DICH:


CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI



I. PHẨM NĂNG LỰC CỦA THẦN THÔNG

6. CÂU HỎI VỀ SỰ NHẬP VÀO BÀO THAI

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:‘Này các tỳ khưu, sự nhập vào bào thai được hội tụ bởi ba yếu tố. Ở đây, người mẹ và người cha kết hợp với nhau, người mẹ có kinh nguyệt, và chúng sanh đi đầu thai đã sẵn sàng. Này các tỳ khưu, sự nhập vào bào thai được hội tụ bởi ba yếu tố này.’ Đây là lời nói không thiếu sót, đây là lời nói đầy đủ, đây là lời nói không thay đổi, đây là lời nói xứng đáng, đã được nói (bởi đức Thế Tôn) sau khi ngồi xuống ở giữa chư Thiên và nhân loại. Và việc nhập vào bào thai này được hội tụ bởi hai yếu tố đã được nhìn thấy: ‘Vào thời kỳ kinh nguyệt của nữ đạo sĩ Pārikā, lỗ rún của nàng đã bị chạm vào bởi ngón tay cái bên phải của đạo sĩ Dukūla, do việc chạm vào lỗ rún ấy của vị ấy mà đứa bé trai Sāma được sanh ra.[8] Vào thời kỳ kinh nguyệt của cô gái Bà-la-môn, lỗ rún của nàng cũng đã bị chạm vào bởi ngón tay cái bên phải của vị ẩn sĩ Mātaṅga, do việc chạm vào lỗ rún ấy của vị ấy mà thanh niên Bà-la-môn Maṇḍavya được sanh ra.’[9]  
Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Này các tỳ khưu, sự nhập vào bào thai được hội tụ bởi ba yếu tố,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Bé trai Sāma và thanh niên Bà-la-môn Maṇḍavya, cả hai người ấy được sanh ra do sự chạm vào lỗ rún’ là sai trái. Nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Bé trai Sāma và thanh niên Bà-la-môn Maṇḍavya, cả hai người ấy được sanh ra do sự chạm vào lỗ rún,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, sự nhập vào bào thai được hội tụ bởi ba yếu tố’ là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, vô cùng sâu xa, vô cùng khôn khéo, là lãnh vực dành cho những bậc có sự giác ngộ. Nó được dành cho ngài. Xin ngài hãy chặt đứt sự phân vân. Xin ngài hãy nắm giữ ngọn đèn cao quý của trí tuệ.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, sự nhập vào bào thai được hội tụ bởi ba yếu tố. Ở đây, người mẹ và người cha kết hợp với nhau, người mẹ có kinh nguyệt, và chúng sanh đi đầu thai đã sẵn sàng. Sự nhập vào bào thai được hội tụ bởi ba yếu tố như vậy.’ Và có điều đã được nói là: ‘Bé trai Sāma và thanh niên Bà-la-môn Maṇḍavya, cả hai người ấy được sanh ra do sự chạm vào lỗ rún.’”
“Thưa ngài Nāgasena, như thế thì câu hỏi khéo được giải quyết bằng lý lẽ nào, xin ngài giúp cho trẫm hiểu bằng lý lẽ ấy.”
3. “Tâu đại vương, phải chăng đại vương đã được nghe trước đây là thanh niên Saṃkicca, đạo sĩ Isisiṅga,[10] và trưởng lão Kumārakassapa, những người ấy được sanh ra do việc này?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Có được nghe. Việc sanh ra của những người ấy được loan truyền. Hai con nai cái, nhằm vào thời kinh nguyệt, đã đi đến chỗ tiểu tiện của hai vị đạo sĩ rồi uống nước tiểu có lẫn tinh dịch của họ, do tinh dịch ở nước tiểu ấy mà thanh niên Saṃkicca và đạo sĩ Isisiṅga được sanh ra. Trưởng lão Udāyi đã đi đến chỗ ngụ của tỳ khưu ni, trong lúc suy tưởng đến chỗ kín của vị tỳ khưu ni với tâm ái luyến, đã bị xuất ra tinh dịch ở y ca-sa. Khi ấy, đại đức Udāyi đã bảo vị tỳ khưu ni ấy điều này: ‘Này sư tỷ, hãy đi và đem lại nước. Tôi sẽ giặt y nội.’ - ‘Thưa ngài, hãy đưa đây. Chính tôi sẽ giặt.’ Sau đó, vị tỳ khưu ni ấy, đang ở vào thời kinh nguyệt, đã dùng miệng nuốt vào một phần tinh dịch ấy, còn một phần đã đưa vào chỗ kín.[11] Do việc ấy, trưởng lão Kumārakassapa đã được sanh ra.’ Và người ta đã nói về điều ấy như vậy.”
“Tâu đại vương, vậy ngài có tin vào lời nói ấy không?”
“Thưa ngài, có chứ. Chúng tôi chấp nhận lý do trong trường hợp ấy là vững chãi, vì lý do ấy chúng tôi tin rằng: ‘Họ đã được sanh ra bởi lý do ấy.’”
“Tâu đại vương, ở đây điều gì là lý do?”
“Thưa ngài, phải chăng khi hạt giống được gieo vào mảnh đất ẩm đã được chuẩn bị kỹ lưỡng thì sẽ nhanh chóng nẩy mầm?”
“Tâu đại vương, đúng vậy.”
“Thưa ngài, tương tợ y như thế vị tỳ khưu ni ấy, khi đang có kinh nguyệt, khi noãn sào đã được thành lập, khi máu kinh có sức chảy đã ngưng lại, khi điều kiện đã được xác định, cô ấy đã nhận lấy tinh dịch ấy rồi đưa vào ở chỗ noãn sào ấy. Vì thế, bào thai đã thành tựu cho cô ấy. Chúng tôi ghi nhận lý do như vậy đối với việc sanh ra của những người ấy.”
 “Tâu đại vương, điều ấy là như vậy. Theo đó, tôi chấp nhận là do sự xâm nhập vào tử cung mà bào thai được hình thành. Tâu đại vương, phải chăng ngài chấp nhận là có sự nhập vào bào thai của trưởng lão Kumārakassapa?”
“Thưa ngài, đúng vậy.”
“Tâu đại vương, lành thay! Đại vương đã đi theo đường lối của tôi. Mặc dầu chỉ theo một cách thức trong khi nói về việc nhập vào bào thai, đại vương cũng sẽ đi theo sự thuyết phục của tôi. Giờ đến hai con nai cái đã đạt được bào thai sau khi uống nước tiểu, đối với chúng thì đại vương có tin về sự nhập vào bào thai không?”
“Thưa ngài, có chứ. Bất cứ vật gì được ăn, được uống, được nhai, được liếm, thì tất cả trôi xuống noãn sào, rồi đạt đến sự phát triển ở nơi đã đi đến. Thưa ngài Nāgasena, giống như bất cứ cái gì gọi là dòng nước chảy, tất cả đều chảy xuôi về đại dương, rồi đạt đến sự phát triển ở nơi đã đi đến. Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế bất cứ vật gì được ăn, được uống, được nhai, được liếm, thì tất cả đều trôi xuống noãn sào, rồi đạt đến sự phát triển ở nơi đã đi đến. Vì lý do ấy, trẫm tin về sự nhập vào bào thai cũng do vật đã được đưa vào miệng.”
“Tâu đại vương, lành thay! Đại vương đã đi theo đường lối của tôi một cách vững chắc hơn. Cũng do việc uống vào miệng mà có sự hội tụ của hai trường hợp. Tâu đại vương, phải chăng đại vương chấp nhận là có sự nhập vào bào thai của Saṃkicca, của đạo sĩ Isisiṅga, và của trưởng lão Kumārakassapa?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Đã được hội tụ thì trôi xuống.”
5. “Tâu đại vương, bé trai Sāma và thanh niên Bà-la-môn Maṇḍavya đều có chung một tính chất, được xếp vào ba sự hội tụ theo trường hợp đầu tiên. Tôi sẽ nói về lý do của trường hợp này. Tâu đại vương, đạo sĩ Dukūla và nữ đạo sĩ Pārikā, cả hai người ấy đã có sự cư ngụ ở trong rừng, có khuynh hướng viễn ly, là những người theo đuổi mục đích tối thượng, do quyền năng của sự khổ hạnh họ đã hâm nóng cho đến thế giới Phạm Thiên. Khi ấy, Thiên chủ Sakka ngày đêm đi đến phục vụ cho họ. Trong khi quan tâm đến họ bằng tâm từ được thể hiện với sự kính trong, Thiên chủ Sakka đã nhìn thấy sự hư hoại thị giác của cả hai người họ vào thời vị lai xa xăm, sau khi nhìn thấy đã nói với họ rằng: ‘Này hai vị, hãy thực hiện cho trẫm một việc. Tốt thay, hai vị hãy sanh ra một người con trai. Nó sẽ là người phục vụ và đỡ đần cho hai vị.’ ‘Này Kosiya, thôi đi! Chớ có lời nói như vậy.’ Họ đã không chấp nhận lời nói ấy của vị ấy. Là người có lòng bi mẫn, có sự mong mỏi điều lợi ích, Thiên chủ Sakka đã nói với họ như thế đến lần thứ nhì, đến lần thứ ba rằng: ‘Này hai vị, hãy thực hiện cho trẫm một việc. Tốt thay, hai vị hãy sanh ra một người con trai. Nó sẽ là người phục vụ và đỡ đần cho hai vị.’ Đến lần thứ ba, họ đã nói rằng: ‘Này Kosiya, thôi đi! Ngài chớ ràng buộc chúng tôi vào việc không có lợi ích. Thân này sẽ không tan rã cho đến khi nào? Thân này có sự tan rã là pháp tự nhiên, hãy để nó tan rã. Cho dầu trái đất đang bị tan rã, cho dầu đỉnh núi đang rơi xuống, cho dầu bầu trời đang bị nứt ra, cho dầu mặt trăng mặt trời đang sụp xuống, chúng tôi cũng không bao giờ hòa nhập với các pháp thế tục. Ngài chớ đến gần đối mặt với chúng tôi. Chúng tôi nghĩ ngài là hạng làm điều không có lợi ích; điều ấy là sự tin chắc khi ngài đi đến gần.’  
Do đó, trong khi không đạt được tâm ý của họ, Thiên chủ Sakka đã thể hiện sự kính trọng, chắp tay lên, thỉnh cầu lần nữa: ‘Nếu hai vị không nỗ lực để thực hiện lời nói của trẫm, vậy thì lúc nào nữ đạo sĩ là đến thời kỳ, có kinh nguyệt, khi ấy thưa đạo sĩ, ông có thể chạm vào lỗ rún bằng ngón tay cái bên phải, do việc ấy nàng ấy sẽ mang thai. Chính điều ấy là sự đã được hội tụ của việc nhập vào bào thai.’ ‘Này Kosiya, tôi có thể thực hiện điều ấy. Chỉ chừng ấy thì sự khổ hạnh của chúng tôi sẽ không bị đổ vỡ. Hãy là như thế.’ Họ đã chấp nhận.
Hơn nữa, vào thời điểm ấy, ở cõi Trời có vị Thiên tử có thiện căn dồi dào, có tuổi thọ đã cạn kiệt, đã đạt đến sự chấm dứt tuổi thọ, có khả năng hạ sanh theo như ước muốn, thậm chí vào gia tộc của đức Chuyển Luân. Khi ấy, Thiên chủ Sakka đã đi đến gặp vị Thiên tử ấy và nói như vầy: ‘Thưa ngài, hãy đến, là ngày vô cùng rạng rỡ cho ngài. Việc thành công có ý nghĩa đã đến, là việc trẫm đã đi đến phục vụ cho ngài, ngài sẽ có chốn cư ngụ ở nơi đáng yêu, sẽ có sự tái sanh ở gia tộc thích hợp, sẽ có sự được nuôi dưỡng bởi cha mẹ tốt lành, hãy đến, hãy làm theo lời nói của trẫm.’ Rồi đã chắp tay ở đỉnh đầu thỉnh cầu đến lần thứ nhì, thỉnh cầu đến lần thứ ba. Do đó, vị Thiên tử ấy đã nói như vầy: ‘Thưa ngài, gia tộc nào mà ngài liên tục ca tụng lập đi lập lại?’ ‘Là đạo sĩ Dukūla và nữ đạo sĩ Pārikā.’ Lắng nghe lời nói của vị ấy, vị Thiên tử đã hoan hỷ chấp nhận: ‘Thưa ngài, tốt lắm! Vậy hãy theo ước muốn của ngài. Thưa ngài, tôi đang mong ước có thể sanh ra ở chủng loại đã được mong mỏi. Vậy tôi được sanh ra ở chủng loại nào: noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hay hóa sanh?’ ‘Thưa ngài, ngài được sanh ra theo lối thai sanh.’
6. Khi ấy, Thiên chủ Sakka, sau khi tính đếm ngày thọ sanh, đã thông báo cho đạo sĩ Dukūla rằng: ‘Vào ngày ấy, nữ đạo sĩ sẽ đến thời kỳ, có kinh nguyệt, thưa ngài, khi ấy ngài nên chạm vào lỗ rún bằng ngón tay cái bên phải.’ Tâu đại vương, vào ngày ấy nữ đạo sĩ đã đến thời kỳ, có kinh nguyệt, và vị Thiên tử đã đi đến, đã hiện diện ở nơi ấy. Và vị đạo sĩ đã chạm vào lỗ rún của vị nữ đạo sĩ bằng ngón tay cái bên phải. Như thế, các việc ấy đã là ba sự hội tụ. Do việc chạm vào lỗ rún, ái luyến đã sanh khởi ở người nữ đạo sĩ. Hơn nữa, ái luyến ấy của cô ta là do việc chạm vào lỗ rún. Xin đại vương chớ nghĩ rằng việc chạm vào lỗ rún ấy chính là sự hư hỏng. Cười giỡn cũng là sự hội tụ. Ngợi khen cũng là sự hội tụ. Chú tâm cũng là sự hội tụ. Do sự sanh khởi của ái luyến đã được tạo ra trước đó, do sự chạm vào mà sự hội tụ được sanh lên. Do sự hội tụ mà có sự nhập thai.
7. Tâu đại vương, sự nhập vào bào thai do sự chạm vào thì cũng không ở vào trường hợp hư hỏng. Tâu đại vương, giống như ngọn lửa đang cháy xua đi sự lạnh cho người đã đến gần mặc dầu không có sự chạm vào. Tâu đại vương, tương tợ y như thế sự nhập vào bào thai do sự chạm vào thì cũng không ở vào trường hợp hư hỏng. Tâu đại vương, sự nhập vào bào thai của chúng sanh là do bốn tác động: Do tác động của nghiệp, do tác động của nguồn gốc, do tác động của chủng loại, do tác động của sự thỉnh cầu. Hơn nữa, tất cả chúng sanh này có sự tạo thành do nghiệp, có sự sanh lên do nghiệp.  
Tâu đại vương, sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của nghiệp nghĩa là thế nào? Tâu đại vương, các chúng sanh có thiện căn dồi dào sanh lên theo như ước muốn ở gia tộc Sát-đế-lỵ giàu có, hoặc ở gia tộc Bà-la-môn giàu có, hoặc ở gia tộc người tại gia giàu có, hoặc ở giữa chư Thiên, hoặc từ nguồn gốc noãn sanh, hoặc từ nguồn gốc thai sanh, hoặc từ nguồn gốc thấp sanh, hoặc từ nguồn gốc hóa sanh. Tâu đại vương, giống như người nam có tài sản lớn, có của cải lớn, có dồi dào vàng bạc, dồi dào vật sở hữu dự phòng, có dồi dào tài sản và ngũ cốc, có dồi dào thân quyến và phe nhóm, sau khi cho ra tài sản đến hai ba lần rồi mua theo như ước muốn bất cứ vật gì được mong mỏi bởi tâm, hoặc là tớ gái, hay tớ trai, hoặc là ruộng, vườn, làng mạc, thị trấn, hay là xứ sở. Tâu đại vương, tương tợ y như thế các chúng sanh có thiện căn dồi dào sanh lên theo như ước muốn ở gia tộc Sát-đế-lỵ giàu có, hoặc ở gia tộc Bà-la-môn giàu có, hoặc ở gia tộc người tại gia giàu có, hoặc ở giữa chư Thiên, hoặc từ nguồn gốc noãn sanh, hoặc từ nguồn gốc thai sanh, hoặc từ nguồn gốc thấp sanh, hoặc từ nguồn gốc hóa sanh. Sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của nghiệp nghĩa là như vậy.
8. Tâu đại vương, sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của nguồn gốc nghĩa là thế nào? Tâu đại vương, đối với giống gà mái thì có sự nhập vào bào thai do cơn gió, đối với loài hạc thì có sự nhập vào bào thai do cơn mưa. Thậm chí toàn bộ chư Thiên không nằm trong bào thai cũng là chúng sanh. Đối với các hạng ấy thì có sự nhập vào bào thai bằng nhiều cách thức khác nhau. Tâu đại vương, giống như những con người đi lại trên trái đất theo nhiều cách thức khác nhau, một số trùm kín phía trước, một số trùm kín phía sau, một số thì lõa thể, một số thì cạo đầu mang vải màu trắng, một số thì buộc tràng hoa, một số thì cạo đầu mặc y ca-sa, một số thì mặc y ca-sa cột búi tóc, một số thì bện tóc mang y bằng vỏ cây, một số thì mặc da thú, một số quấn các sợi dây. Tất cả những con người này đi lại trên trái đất theo nhiều cách thức khác nhau. Tâu đại vương, tương tợ y như thế chúng sanh chính là tất cả các hạng ấy. Đối với các hạng ấy thì có sự nhập vào bào thai bằng nhiều cách thức khác nhau. Sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của nguồn gốc nghĩa là như vậy.
9. Tâu đại vương, sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của chủng loại nghĩa là thế nào? Tâu đại vương, chủng loại nghĩa là có bốn chủng loại: noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh. Ở đây nếu chúng sanh đi đầu thai từ bất cứ nơi đâu đi đến rồi sanh lên ở chủng loại noãn sanh, trong trường hợp ấy nó là hạng noãn sanh. —(như trên)— ở chủng loại thai sanh —(như trên)— ở chủng loại thấp sanh —(như trên)— sanh lên ở chủng loại hóa sanh, trong trường hợp ấy nó là hạng hóa sanh. Các chúng sanh như thế ấy hiện hữu trong các chủng loại ấy. Tâu đại vương, giống như các con thú hay loài có cánh nào đó đi đến núi Hi-mã-lạp hoặc núi Sineru, tất cả bọn chúng lìa bỏ màu sắc của mình và trở thành màu sắc vàng chói. Tâu đại vương, tương tợ y như thế chúng sanh đi đầu thai nào đó từ bất cứ nơi đâu đi đến rồi nhập vào nguồn gốc noãn sanh thì lìa bỏ vóc dáng thuộc về bản chất và trở thành hạng noãn sanh. —(như trên)— nhập vào nguồn gốc thai sanh —(như trên)— thấp sanh —(như trên)— hóa sanh thì lìa bỏ vóc dáng thuộc về bản chất và trở thành hạng hóa sanh. Sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của chủng loại nghĩa là như vậy.
10. Tâu đại vương, sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của của sự thỉnh cầu nghĩa là thế nào? Tâu đại vương, ở đây có gia tộc không có con trai, có nhiều của cải thừa tự, có đức tin, tịnh tín, có giới hạnh, có tư cách tốt đẹp, sống theo hạnh khắc khổ, và có vị Thiên tử có thiện căn dồi dào và đến thời tử vong. Khi ấy, Thiên chủ Sakka vì lòng thương tưởng đến gia tộc ấy đã thỉnh cầu vị Thiên tử ấy rằng: ‘Thưa ngài, xin ngài hãy ngự đến tử cung của người vợ chánh ở gia tộc kia.’ Do nguyên nhân thỉnh cầu của vị ấy, vị Thiên tử ngự đến gia tộc ấy. Tâu đại vương, giống như những người có lòng mong mỏi phước báu sau khi thỉnh cầu vị Sa-môn xứng đáng được phát tâm, thì đi về nhà (nghĩ rằng): ‘Vị này sau khi đến sẽ là nguồn an lạc cho toàn bộ gia tộc.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế Thiên chủ Sakka sau khi thỉnh cầu vị Thiên tử ấy thì đi đến gia tộc ấy. Sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của sự thỉnh cầu nghĩa là như vậy.
11. Tâu đại vương, cậu bé trai Sāma được Thiên chủ Sakka thỉnh cầu đã nhập bào tử cung của nữ đạo sĩ Pārikā. Mẹ và cha là người có giới hạnh, có tư cách tốt đẹp. Người thỉnh cầu là Sakka. Cậu bé trai Sāma được sanh ra do tâm nguyện của ba người. Tâu đại vương, ở đây có người nam rành rẽ cách thức gieo hạt giống ở thửa ruộng ẩm được cày kỹ lưỡng. Trong khi hạt giống ấy đang được ngăn ngừa tai họa, phải chăng có thể có tai họa nào đó cho sự phát triển của nó?”
“Thưa ngài, không thể. Hạt giống không bị hãm hại thì có thể tăng trưởng nhanh chóng.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế cậu bé trai Sāma, được thoát khỏi các tai họa đã khởi lên, đã được sanh ra do tâm nguyện của ba người. Tâu đại vương, phải chăng đại vương đã được nghe trước đây có xứ sở rộng lớn, giàu có, thịnh vượng, có dân cư, đã bị tiêu diệt hoàn toàn bởi tâm khởi sân của các vị ẩn sĩ?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Điều được nghe là ở trái đất khu rừng Daṇḍaka, khu rừng Mejjha, khu rừng Kāliṅga, khu rừng Mātaṅga, tất cả các khu rừng ấy đã trở thành không còn là rừng, có trạng thái không phải là rừng, và toàn bộ các xứ sở này cũng đã đi đến hoại diệt bởi tâm khởi sân của các vị ẩn sĩ.”
“Tâu đại vương, nếu các xứ sở vô cùng giàu có bị tiêu diệt bởi tâm khởi sân của những vị ấy, phải chăng có sự an lạc nào đó có thể sanh lên bởi sự hoan hỷ ở tâm của các vị ấy?”
“Thưa ngài, đúng vậy.”
“Tâu đại vương, chính vì điều ấy cậu bé trai Sāma đã được sanh ra do sự hoan hỷ ở tâm của ba hạng có năng lực là: được tạo ra bởi hai vị ẩn sĩ, được tạo ra bởi vị Thiên nhân, được tạo ra do phước báu.”
“Tâu đại vương, xin đại vương hãy ghi nhớ điều này như thế. Tâu đại vương, được thỉnh cầu bởi Thiên chủ Sakka, ba vị Thiên tử này đã sanh lên ở gia tộc. Ba vị nào? Cậu bé trai Sāma, (vương tử) Mahāpanāda,[12] và đức vua Kusa.[13] Cả ba người này đều là các đức Bồ Tát.”  
“Thưa ngài Nāgasena, sự nhập vào bào thai đã đã khéo được giải thích. Lý do đã được giảng giải rõ ràng. Ánh sáng đã được tạo ra ở nơi tăm tối. Cục rối đã được tháo gỡ. Học thuyết của những kẻ khác không còn chói sáng. Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về sự nhập vào bào thai là thứ sáu.


II. PALI





III. TIENG DUC

Milindapañha, Teil 4

1. Kapitel - 1. Iddhibalavaggo

Mil. 4.1.13. Die Empfängnis - 4.1.6. Gabbhāvakkantipañho

Dieser Abschnitt ist der ersten Auflage von 1914 entnommen und im Original von 1985 (Zweite Auflage) nicht enthalten.
"Folgendes, o Herr, wurde vom Erhabenen gesagt:
,Durch das Zusammentreffen von drei Umständen, o Mönche, kommt es zur Entstehung des Embryo: Wenn Vater und Mutter zusammen sind, und die Mutter hat ihre Zeit und der Genius (*2) ist bereit, so kommt es, o Mönche, durch das Zusammentreffen dieser drei Umstände zur Entstehung des Embryo.' -
Dies ist eine ausschlaggebende Behauptung, die keinen Raum für eine weitere Möglichkeit übrig lässt, eine entscheidende, rückhaltlose Behauptung, die da vom Erhabenen, während er inmitten von Göttern und Menschen dasaß, gemacht wurde. Nun weiß man aber doch aus der Erfahrung, daß auch schon durch das Zusammentreffen zweier Umstände die Entstehung des Embryo zustande kommen mag. Als zum Beispiel die Büßerin Pārikā gerade ihre Zeit hatte, berührte sie der Büßer Dukūlo am Nabel, und infolge dieser Berührung wurde der Prinz Sāmo geboren. Auch ein Einsiedler aus der niedrigsten Kaste berührte mit dem Daumen seiner rechten Hand den Nabel eines Brahmanenmädchens, während diese gerade ihre Zeit hatte, und infolge dieser Berührung wurde der Brahmanenjüngling Mandabyo geboren. Wenn nun, ehrwürdiger Nāgasena, der Vollendete sagt, daß durch das Zusammentreffen von drei Umständen die Entstehung des Embryo zustande kommt, so muß die Behauptung, daß diese beiden - Sāmo und Mandabyo - infolge der Berührung des Nabels geboren seien, eben falsch sein. Wenn aber der Vollendete wirklich gesagt hat, daß Sāmo und Mandabyo infolge der Berührung des Nabels geboren seien, so muss eben jene Behauptung, dass die Entstehung des Embryo durch das Zusammentreffen von drei Umständen bedingt ist, falsch sein. Dies ist wieder einmal ein zweischneidiges Problem, das dir da gestellt wird, äußerst tiefsinnig und subtil, ein Gegenstand für scharfe Denker. So zerstöre denn diese Gasse des Zweifels und halte empor das hehre Licht der Erkenntnis!"
"Ja, o König, der Erhabene hat wohl gesagt, daß durch das Zusammentreffen von drei Umständen die Entstehung des Embryo bedingt ist. Hinwiederum hat er gesagt, daß Sāmo und Mandabyo infolge der Berührung des Nabels geboren wurden."
"So lasse mich denn deine Begründung hören, die das Problem richtig stellt!"
"Auch Prinz Sāmo, o König, und der Brahmanenjüngling Mandabyo gehören zu den durch das Zusammentreffen der drei Umstände Geborenen, und beide hatten ein und denselben Charakter in früherer Geburt. Ich will dir nun hier diese Sache erklären.
"Der Büßer Dukūlo, o König, und die Büßerin Pārikā lebten beide im Walde, neigten zur Abgeschiedenheit und suchten nach dem höchsten Ziele, und kraft des Feuers ihres Bußeifers drangen sie bis hinauf zur Brahmanwelt. Sakko, der Götterkönig, kam damals früh und spät um ihnen aufzuwarten. Und in ehrfurchtsvoller Liebe über sie nachsinnend erkannte er, daß in späteren Jahren beide ihre Augen verlieren würden. Dies erkennend, sprach er zu ihnen: ,Hört, Verehrte, auf meine Worte! Gut wäre es, wenn ihr einen Sohn gebären wolltet. Derselbe könnte euch aufwarten und eure Stütze sein.' ,Genug damit, o Indra! Sprich nicht solches!' erwiderten jene und nahmen seine Worte nicht an. Aus Mitleid und Wohlwollen aber wiederholte Sakko, der Götterkönig, zum zweiten und dritten Male sein Anliegen. Aber auch auf seine dreimalige Bitte hin sprachen jene: ,Genug damit, o Indra, stürze uns nicht ins Verderben! Wie wird es wohl jemals möglich sein, daß dieser Körper nicht zerfallen sollte? Möge dieser dem Verfall unterworfene Körper nur ruhig zerfallen! Ja, sollte selbst die Erde auseinander brechen, oder dieser Felsengipfel zusammenbrechen, oder der Himmel zerplatzen, oder Sonne und Mond herabstürzen: wir wollen mit weltlichen Dingen nichts mehr zu schaffen haben! Trete nicht vor unser Angesicht! Wenn du dich uns näherst, müssen wir annehmen, daß du gewissermaßen ein Unheilstifter bist.' 
Da nun Sakko, der Götterkönig, ihre Herzen nicht gewinnen konnte, bat er von neuem, indem er voll Ehrfurcht die zusammengelegten Hände zur Stirne erhob; ,Wenn ihr diese meine Worte nicht befolgen könnt, so mögest du wenigstens, o Herr, wenn die Büsserin ihre Zeit, ihre Regel, hat, mit dem Daumen der rechten Hand ihren Nabel berühren, und dadurch wird sie befruchtet werden. Also bloß die Berührung ist nötig zu ihrer Befruchtung.' - ,Diese Weisung kann ich freilich befolgen, denn durch eine solche Handlung wird meine Askese nicht gestört.' Und mit den Worten: ,Sei es denn,' willigten beide ein. Zu jener Zeit nun aber lebte in der Götterwelt ein Göttersohn, dessen Triebe zum Guten stark entwickelt waren, und dessen Leben abgelaufen, der an seinem Lebensende angelangt war, und der, wenn er wollte, selbst in der Familie eines Weltherrschers wieder ins Dasein treten konnte. Und Sakko, der Götterkönig, begab sich zu jenem Göttersohne und sprach zu ihm: ,Geh, Verehrter! Glücklich dämmert dir dein neuer Tag. Erfolg hast du erreicht, an einem entzückenden Orte, zu den ich mich deinetwegen hinbegab, sollst du wohnen. In einer passenden Familie sollst du wiedergeboren werden, und gute Eltern sollen dich erziehen.' Und er bat ihn, seinen Worten Folge zu leisten. Und auch zum zweiten Maie und dritten Male bat er ihn also, indem er seine gefalteten Hände zur Stirne emporhob. Und es erwiderte jener Göttersohn: ,Welche Familie ist dies, o Herr, die du da immer wieder rühmst?' ,Der Büßer Dukūlo und die Büßerin Pārikā.' Und auf seine Worte hin willigte er zufrieden ein, indem er sprach: ,Gut, o Herr. Dein Wille soll geschehen.' 
Und Sakko, der Götterkönig, rechnete den Tag der Geburt aus und teilte dem Büßer Dukūlo mit, daß an dem und dem Tage die Büßerin ihre Zeit, ihre Regel, haben werde, und daß er dann mit dem Daumen der rechten Hand ihren Nabel berühren solle. Und an jenem Tage, o König, hatte die Büßerin ihre Zeit, ihre Regel und der Göttersohn war dort erschienen und stand bereit. Darauf berührte der Büßer mit dem Daumen der rechten Hand den Nabel der Büßerin, und dadurch waren alle drei vereinigt. Infolge der Berührung ihres Nabels aber wurde in der Büßerin die Begierde wachgerufen. Ihre Begierde aber war bloß bedingt durch diese Berührung ihres Nabels. Glaube also nicht, daß diese Vereinigung eine Ausschreitung war. Es mag durch Scherzen zu einer Vereinigung der drei Bedingungen kommen oder durch Plaudern oder durch Nachsinnen. Bei Berührung aber findet infolge der durch frühere Zeiten bedingten Gier die Vereinigung statt. Und durch die Vereinigung kommt es zur Empfängnis. So also, o König, mag, selbst ohne Ausschreitung, bei bloßer Berührung die Entstehung des Embryo stattfinden. "Gleichwie, o König, ein brennendes Feuer, selbst ohne es zu berühren, bei den Dabeistehenden die Kälte verscheucht: ebenso auch, o König, mag, selbst ohne Ausschreitung, bei bloßer Berührung die Entstehung des Embryo stattfinden.
"Unter dem Einfluss von vier Bedingungen, o König findet der Wesen Empfängnis statt:  
  • unter dem Einfluss der Werke, 
  • unter dem Einfluss der Art, 
  • unter dem Einfluss der Gattung und 
  • unter dem Einfluss eines Wunsches, 
trotzdem nichts desto weniger alle Wesen gemäß ihrer Werke geboren werden, aus ihren Werken hervorgehen. "Wie nun, o König, findet unter dem Einfluss der Werke der Wesen Empfängnis statt? Die in den Grundlagen des Guten hervorragenden Wesen, o König, können wiedererscheinen, wo immer sie wollen, sei's in einer mächtigen Adelsfamilie oder einer mächtigen Brahmanenfamilie oder einer mächtigen Bürgersfamilie oder unter den Göttern oder unter den giergeborenen Wesen oder im Schosse der lebendig gebärenden oder der im Schmutz entstehenden oder der spontan entstehenden.
"Nimm an, o König, es lebe da ein reicher, vermögender, hochbegüterter Mann, mit Überfluss an Gold und Silber, Geld und Gut, Korn und Reichtum und umgeben von einer großen Verwandtenschar. Gleich wie nun jener alles, was sein Herz begehrt, nach Wunsch sich verschaffen kann - sei's Magd, Knecht, Feld, Boden, Dorf, Stadt oder Land - indem er eben den doppelten oder dreifachen Preis dafür zahlt: ebenso auch, o König, können die in den Grundlagen des Guten hervorragenden Wesen wiedererscheinen, wo immer sie wollen. So also findet unter dem Einfluss der Werke der Wesen Empfängnis statt. 
"Wie aber findet unter dem Einfluss der Art der Wesen Empfängnis statt? Bei den Hühnern, o Herr, findet unter dem Einfluss des Windes die Befruchtung statt (*3), bei den Kranichen unter dem Einfluss des Donners, und sämtliche Götter sind nicht leibgeborene Wesen. Deren Empfängnis geschieht in mannigfacher Art. Zum Beispiel. Auch in der Welt, o König, leben Menschen von mannigfacher Art: einige bedecken sich von vorn, einige von hinten, einige sind nackt, einige sind kahl geschoren und tragen weiße Gewänder, einige haben ihre Haare zu einem Knoten gebunden, einige sind kahl geschoren und in gelbe Gewänder gekleidet, einige sind in gelbe Gewänder gehüllt und haben ihre Haare zu einem Knoten gebunden, einige haben ihre Haare geflochten und tragen Gewänder aus Rinde, einige sind in Felle gehüllt, einige in Flechtwerk. Alle diese verschiedenartigen Menschen leben in der Welt. In derselben Weise aber auch, o König, gelten diese alle eben als Wesen, ihre Empfängnis aber findet statt nach verschiedener Art. So also findet unter dem Einfluss der Art der Wesen Empfängnis statt. 
"Wie aber findet unter dem Einfluss der Gattung der Wesen Empfängnis statt? Mit Gattung, o König, bezeichnet man diese vier Gattungen: die eierlegenden, lebendig gebärenden, im Schmutze entstehenden und spontan entstehenden Wesen. Wenn da nun ein Genius, von wo er auch immer gekommen sein mag, in der eierlegenden Gattung wiedergeboren wird, so wird er eben dort aus dem Ei geboren. Und in allen den Gattungen entstehen eben immer nur die entsprechenden Wesen. Gleichwie nämlich, o König, sämtliche Tierarten, sobald sie zum Merugebirge gelangen, ihr eignes Aussehen verlieren und goldenen Glanz annehmen: so auch, o König, verliert jedweder Genius, von wo er auch immer gekommen sein mag, wenn er in der Gattung der eierlegenden Wesen wieder erscheint, seine ursprüngliche Form und wird zu einem eierlegenden Wesen. Dementsprechend verhält es sich bei den anderen Gattungen. So findet also unter dem Einfluss der Gattung der Wesen Empfängnis statt. 
"Wie aber findet unter dem Einfluss eines Wunsches der Wesen Empfängnis statt? Da, o König, ist eine Familie ohne Kinder, aber hochvermögend, voll Vertrauen und Zuversicht, sittenrein, dem Guten ergeben, der Enthaltsamkeit zugetan. Und ein in den Grundlagen des Guten hervorragender Göttersohn ist zum Abscheiden bestimmt, und Sakko, der Götterkönig, bittet aus Mitleid mit jener Familie den Göttersohn: ,Wünsche dich doch, Verehrter, in den Schoss der edlen Frau in jener Familie.' Und infolge seiner Bitten wünscht sich der Göttersohn in jene Familie. Gleichwie da wohl, o König, nach dem Guten strebende Menschen einen verehrungswürdigen Asketen einladen und zu ihrem Hause führen, in dem Gedanken, daß dieser durch seinen Besuch der ganzen Familie Glück bringen möchte: ebenso auch o König, bat Sakko, der Götterkönig, den Göttersohn und führte in zu jener Familie. So also findet unter dem Einfluss eines Wunsches der Wesen Wiedergeburt statt. 
"Prinz Sāmo nun, o König, ist auf die Bitte Sakkos, des Götterkönigs, in den Leib der Büßerin Pārikā hinabgestiegen. Prinz Sāmo nämlich, o Herr, hatte viel Gutes getan, beide Eltern waren sittenrein, dem Guten ergeben, und der Bittende war eine würdige Persönlichkeit. So kam es also infolge der Herzensneigung dieser drei zur Geburt des Prinzen Sāmo. Wenn da, o König, ein erfahrener Mann auf gut bearbeiteten, feuchten Boden Samen sät, kann es da wohl, falls jener dabei alles Nachteilige meidet, irgend ein Hindernis geben für des Gedeihen dieses Samens?"
"Nein, o Herr. Ungehindert würde der Samen gar schnell in die Höhe schießen."
"Ebenso auch, o König, wurde Prinz Sāmo, der von den Geburtshindernissen frei war, unter dem Einfluss der Herzensneigung jener drei Personen geboren. Hast du wohl aber schon einmal gehört, daß durch der Seher Zorngedanken ein reiches gesegnetes, dicht bevölkertes großes Land verheert wurde?"
"Gewiss, o Herr. Es ist ja bekannt in der ganzen Welt von dem Dandaliawald, dem Mejjhāwald, dem Kālingawald, und dem Mātangawald, daß diese sämtlichen Wälder verödeten und all diese Orte durch der Seher Zorngedanken vernichtet wurden."
"Wenn nun aber, o König, reichgesegnete Länder durch der Seher Zorngedanken vernichtet werden konnten, konnte, vielleicht da nicht ebenso gut auch infolge deren Herzensneigung irgend etwas zum Entstehen kommen?"
"Gewiss, o Herr."
Somit also, o König, ist infolge der Herzensneigung jener drei mächtigen Wesen Prinz Sāmo ins Leben getreten: durch einen Seher gezeugt, durch einen Gott gezeugt, durch eignes Verdienst gezeugt. Das magst du dir merken, o König! Folgende drei Göttersöhne, o König, wurden auf die Bitten Sakkos, des Götterkönigs, in edlem Hause wiedergeboren: Prinz Sāmo, Mahāpanādo und Kusarājā und alle drei waren sie Anwärter auf Buddhaschaft."(*4) "Vortrefflich erklärt hast du die Entstehung des Embryo, o Herr, die Sache richtig dargelegt, die Finsternis erhellt, den Knoten gelöst und die Behauptungen der Anderen über den Haufen geworfen. So ist es, und so nehme ich es an."

(*2) Eine metaphorische Bezeichnung der beim Tode überspringenden und in einem neuem Schosse als ein scheinbar neues Wesen sich wieder manifestierende Kraft.
(*3) Das soll offenbar heißen, daß der Wind die Übertragung des Spermas veranlasst, analog wie im Pflanzenreiche.
(*4) Unter einem Bodhisatto, wörtl. "Erleuchtungswesen" ist ein Wesen zu verstehen, das später einmal die Buddhaschaft erreicht.
--

IV. Su Gioi Nghiem dich:

95. Hoài nghi về sự thụ thai
- Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có thuyết rằng: “Tất cả chúng sanh, ví dụ là người nữ, muốn thụ thai phải hội đủ ba yếu tố: cha mẹ giao hợp, đến kỳ bà mẹ có kinh nguyệt và chúng sanh đầu thai nương gá. Thiếu một trong ba yếu tố ấy thì không thể thụ thai." Có phải vậy chăng?
- Đúng vậy.
- Nếu thế thì trẫm nghi lắm. Cũng trong kinh, có kể trường hợp thụ sanh của đạo sĩ Singa và đạo sĩ Sankicca. Mẹ của hai đạo sĩ ấy là một con nai cái, do vì ăn cỏ có dính tinh từ nước tiểu của một đạo sĩ ẩn tu mà có thai rồi sinh ra. Trường hợp này thì có hai yếu tố sau, thiếu yếu tố đầu tiên, thế sao việc thụ thai vẫn xảy ra?
- Cha mẹ giao hợp là để có tinh xuất, nhưng trường hợp nai cái ăn cỏ có dính tinh cũng kể vào yếu tố thứ nhất ấy, tâu đại vương!
- Thưa, nai ăn cỏ có dính tinh, tinh ấy vào dạ dày, tiêu hóa theo đường ruột thì đâu có liên hệ gì ở bộ phận cấu sanh của phôi thai? Điều ấy trẫm không hiểu!
- Bần tăng cũng không hiểu. Nhưng bần tăng nghĩ rằng đây là trường hợp cá biệt, có thể có một sự cấu tạo đặc biệt nào đó ở cơ thể của nai cái chăng? Điều ấy không phải là không thể xảy ra, tuy nhiên, có tinh, được kể là yếu tố thứ nhất, tâu đại vương!
- Tạm thời trẫm đồng ý như vậy. Và đấy có phải cũng tương tự như trường hợp thọ sanh của ngài Ca diếp đồng tử (Kumàra kassapa)?
- Đúng vậy! Tỳ khưu Udàyi vì thấy dung sắc của một vị tỳ khưu ni, phát tâm luyến ái, thỏa thích làm cho tinh xuất, dính vào y ca-sa. Tỳ khưu ni ấy lại lấy tinh nhét vào tử cung, nhét vào miệng vô cùng khoái lạc nên đã thụ thai, hạ sanh trẻ Kassapa mà sau này được tôn xưng là ngài Ca diếp đồng tử. Trường hợp ấy cũng xem như hội đủ ba yếu tố đấy, tâu đại vương!
- Thế còn chuyện đạo sĩ Màtanga chỉ rờ rẫm nơi bụng một nữ bà-la-môn mà làm cho nữ bà-la-môn kia mang thai, sanh con, đặt tên là Mandabya thì sao?
- Trường hợp này cũng như trường hợp đạo sĩ Dukala sờ vào bụng nữ đạo sĩ Pàrikà mà thụ thai, sinh ra đức Sàma không khác. Cả hai trường hợp trên đều hội đủ ba yếu tố, nhưng chúng ta phải hiểu là còn có thêm năng lực bên ngoài hỗ trợ nữa.
- Xin đại đức kể cho nghe trường hợp ấy.
- Vâng! Chuyện khá dài đấy, không rõ đại vương nghe có mệt chăng?
- Không sao, nghe giáo pháp vừa là "thức thực" vừa còn có hỷ lạc nữa đấy, thưa đại đức.
- Đạo sĩ Dukala và đạo sĩ Pàrika vốn là hai vợ chồng nhưng họ tình nguyện rời bỏ ngũ dục vào rừng sâu kết cỏ làm nhà, xuất gia phạm hạnh. Họ ở mỗi người mỗi mơi riêng biệt, giữ giới luật nghiêm túc, tinh cần thiền định. Vua trời Đế thích với thiên nhãn của mình, thấy đời sống tịnh tu của họ, ngài vô cùng ái mộ, sớm chiều thường hiện xuống cung kính hầu hạ. Hôm kia, trời Đế thích quán xét biết rằng, trong tương lai cả hai vị đạo sĩ tôn kính này sẽ bị mù lòa, do vậy việc kiếm tìm trái cây nuôi mạng sẽ vô cùng khó khăn. Với tâm bi mẫn và lòng từ vô lượng, trời Đế thích cung thỉnh hai đạo sĩ nên sinh một đứa con để làm chỗ nương tựa cho tuổi già mai hậu. Hai vị đạo sĩ kiên quyết giữ phạm hạnh không chịu phá giới. Lần thứ hai, trời Đế thích ân cần thưa thỉnh, tiết lộ hoàn cảnh tương lai khó khăn của hai người, nếu không con thì hòan cảnh sẽ khốn đốn. Hai vị đạo sĩ khăng khăng chối từ. Lần thứ ba, trời Đế thích đã mất công vô ích mà còn được hai vị đạo sĩ phân trần về chí nguyện của họ. Họ nói rằng:”Này bạn, không những bạn khuyên chúng tôi làm một việc không có lợi ích mà còn tai họa đến phạm hạnh của chúng tôi nữa. Bạn biết không, cái gì đến thì nó cứ tự đến, chúng tôi không hề sợ hãi tránh né bao giờ, dù là tổn nguy đến sanh mạng. Lòng từ ái của bạn là rất tốt nhưng quả thật nó đã được đặt không nhằm chỗ. Mặt trời, mặt trăng kia có thể rơi xuống, quả đất này có thể sụp đi, núi Tu di kia có thể tan vỡ như hạt bụi - nhưng phạm hạnh của chúng tôi thì chẳng ai có thể phá hủy được. Chúng tôi rất cảm ơn bạn, nhưng xin bạn hãy đi đi, ở đây không phải là nơi để bạn lui tới nói những lời trống không, phù phiếm như thế."
Biết không lay chuyển được chí nguyện sắt đá của hai vị đạo sĩ, trời Đế thích bèn hiện ra thân tướng trang nghiêm, chói sáng, uy nghi rồi thú thật mình chính là Đế thích Thiên vương. Hai vị đạo sĩ vô cùng kinh ngạc. Đế thích cũng chẳng dấu diếm gì nữa, nói rằng, ngài có khả năng biết chuyện quá khứ, vị lai; biết rằng trong nay mai cả hai vị đạo sĩ sẽ bị mù cả hai mắt, thật không dễ gì kiếm vật thực nuôi mạng. Thiện chí của ngài hoàn toàn không phải vì mục đích phá hủy phạm hạnh của họ, chỉ mong họ có người để nương tựa lúc tuổi già mù lòa sức yếu mà thôi. Lời chí tình của Đế thích cũng không thể làm cho hai vị đạo sĩ lay động tâm. Cuối cùng, Đế thích phải năn nỉ, rằng chỉ cần đạo sĩ Dukala đặt tay lên bụng của nữ đạo sĩ Pàrikà vào kỳ kinh nguyệt - thì ngài có khả năng làm cho họ được sinh con! Thấy một vị Thiên vương chí tôn mà phải hạ mình cầu khẩn chí tình như thế, đạo sĩ Dukala không nỡ chối từ nữa, nghĩ rằng chỉ cần đặt tay lên bụng, phạm hạnh dẫu có bị hoen ố nhưng chưa phải là hoàn toàn bị phá hủy, nên nhận lời...
Đức vua Mi-lan-đà hỏi:
- Rồi sau đó, bồ tát Sàma của chúng ta giáng sanh ư ?
- Thưa, chẳng phải đơn giản như thế. Được sự ưng thuận của hai vị đạo sĩ rồi, Đế thích trở lại thiên cung, dùng thiên nhãn quán xét xem thử vị trời nào có nhiều công đức ba-la-mật, nhiều trí tuệ mà tuổi thọ sắp mãn, có khả năng lai sanh bất cứ nơi nào... Chỉ gặp được một vị trời hội đủ nhiều yếu tố như thế, Đế thích lại một phen nữa lao đao vất vả đến mời thỉnh vị thiên tử ấy giáng phàm...
- Và đấy chính là đức Sàma!
- Phải rồi! Nhờ lúc ấy bồ tát Sàma biết tuổi thọ mình sắp mãn, đang quan sát trong bốn châu thiên hạ xem có chỗ nào nên hạ sanh. Đế thích trình bày hoàn cảnh của hai đạo sĩ mù nay mai trong rừng sâu, rồi thỉnh nguyện Bồ tát thai sinh để bổ túc ba-la-mật của mình. Bồ tát Sàma nhận lời. Và sau khi hẹn ngày, nữ đạo sĩ Pàrikà có kỳ kinh nguyệt, đạo sĩ Dukala đưa tay sờ vào bụng, tức khắc bồ tát Sàma đầu thai cấu sanh. Như vậy, thai sinh ấy vẫn hội đủ ba yếu tố, nhưng ở đây có năng lực hỗ trợ của trời Đế thích, tâu đại vương!
- Vậy thì trẫm hiểu rồi! Nếu không có năng lực thần kỳ của trời Đế thích thì làm sao mà giải thích cho kẻ phàm phu hiểu được. Nhưng ngoài nguyên nhân ấy còn có nguyên nhân nào về sự đầu thai của chúng sanh nữa chăng?
- Thưa, tất cả chỉ có bốn nguyên nhân, tâu đại vương! Ây là nguyên nhân do sức tác động của nghiệp, do cách sanh và chỗ sanh khác nhau, do chủng loại, dòng họ khác nhau, và thứ tư là do được thỉnh mời.
- Thế nào là do sự tác động của nghiệp, thưa đại đức?
- Dĩ nhiên, nghiệp quyết định tất cả các cảnh thú tái sanh trong sáu đường, nhưng ở đây chỉ muốn nói đến hạng chúng sanh có thiện căn, tích trữ nhiều phước báu; họ có khả năng đến chỗ nào y như ước muốn, y như quyết tâm mong mỏi, tâu đại vương! Ví dụ họ muốn hóa sanh lên các cõi trời, sanh vào dòng vua chúa uy quyền cao sang hay sanh vào các gia đình bà-la-môn danh vọng, giàu có v.v... đều có thể được, không trở ngại gì!
- Có thể dễ dàng như thế sao?
- Vâng, rất dễ dàng. Ví như có một người giàu nứt đố đổ vách, châu báu ngọc ngà, tài sản, kho đụn chẳng biết để đâu cho hết. Đại vương nghĩ thế nào, nếu người giàu có ấy muốn mua một xóm nhà lớn, xóm nhà nhỏ, muốn mua tôi trai hoặc tớ gái thì có dễ dàng thỏa nguyện chăng?
- Dĩ nhiên là được!
- Cũng như thế là người có nhiều công đức, phước báu, có nhiều thiện pháp; họ muốn sanh xứ chỗ nào, gia tộc nào đều dễ dàng như ước muốn, tâu đại vương!
- Cái gọi là cách sanh, chỗ sanh là như thế nào, thưa đại đức?
- Nguyên nhân này kỳ lạ lắm, tâu đại vương! Chỉ có bậc Toàn Giác mới thấy rõ, biết rõ. Ví như có chúng sanh được sanh ra từ bụng, từ âm xứ của người nữ, của giống cái; có chúng sanh - như chư thiên - thì hốt nhiên hóa sanh, kẻ thì từ vườn hoa, kẻ trong bảo điện, kẻ ở chỗ ngồi, kẻ thì ở xung quanh hoặc từ phòng riêng của vị thiên tử v.v... Ví như con gà khi cấu sanh phải có sự hỗ trợ của gió. Ví như con cò, con vạc khi cấu sanh phải có sự hỗ trợ của sấm sét v.v... Thật là thiên hình vạn trạng, khó biết hết, khó thấy hết. Đại vương cứ thử tưởng tượng loài người sinh sống trên mặt đất, màu da, sắc phục, hình tướng, cách trang điểm khác nhau, phong phú như thế nào thì chỗ sanh, cách sanh cũng phong phú và đa dạng như thế ấy.
- Thế chủng loại, dòng họ là thế nào, thưa ngài?
- Điều này thì đại vương biết rồi, đấy là noãn thai, thấp, hóa, tức là được sinh ra từ trứng, từ thai bào, chỗ ẩm thấp hoặc được sinh ra do hóa mà sanh tức là tự hiện ra. Noãn sanh là như gà, chim... Thai sanh như người và các loài thú bốn chân: hươu, nai, heo, bò v.v... Thấp sanh như rệp, rận, quăn v.v... Hóa sanh như chư thiên các cõi trời... Nếu chúng sanh ở chủng loại, dòng họ nào thì hành tướng, sanh nghiệp đều thuộc về chủng loại, dòng họ ấy. Ví dụ thuộc loài từ trứng sanh thì phải có nghiệp, có tướng tương đồng. Các chủng loại, dòng họ khác nhau cũng y như thế đó, tâu đại vương!
- Cuối cùng là do thỉnh mời, như trường hợp bồ tát Sàma của chúng ta. Nhưng trẫm không rõ trường hợp nào được thỉnh mời, có điều kiện nào cho việc thỉnh mời ấy thành tựu? Và cuối cùng là lợi ích thù thắng của nó ra sao?
- Câu hỏi này rất hay, thưa đại vương! Trường hợp được thỉnh mời phải đầy đủ ba điều kiện mới thực sự thành tựu và thực sự đem đến lợi ích lớn. Thứ nhất là người thỉnh mời phải có nhiều oai lực, nhiều phước báu, nhiều tâm từ. Thứ hai, người được thỉnh mời phải là vì thiên tử đầy đủ công đức ba-la-mật, nhiều trí tuệ và có nguyện lực tái sanh độ thế. Thứ ba là gia tộc được chọn lựa để đầu thai phải có giới đức thanh tịnh, đức tin tròn đủ, đã tu tạo nhiều thiện pháp. Nếu thiếu một trong ba điều kiện ấy thì việc thỉnh mời sẽ bất thành, tâu đại vương!
- Đại đức có ví dụ cụ thể nào chăng?
- Thưa có, tâu đại vương. Ví như có một người làm ruộng giỏi giang, biết chăm chuyên cần mẫn, lựa hạt giống tốt, gieo vào thửa ruộng tốt, phân nước đầy đủ; đến khi gặt hái thì năng suất lúa sẽ bội thu, có phải thế không, thưa đại vương?
- Đúng vậy.
- Người làm ruộng được ví như trời Đế thích, hạt giống tốt ví như bồ tát Sàma của chúng ta và thửa ruộng tốt được ví như đạo sĩ Dukhala và nữ đạo sĩ Pàrikà. Đầy đủ các điều kiện tốt ấy thì có lợi ích cho chư thiên và nhân loại không, thưa đại vương?
- Dĩ nhiên là quá nhiều phước lành do duyên kết hợp ấy.
- Phưóc lành do sự kết hợp ấy quả là hy hữu, tâu đại vương! Từ xưa đến nay, trời Đế thích chỉ thỉnh mời có bốn người, đấy là đức vua Kusa, đức vua Mahàpahànàda, bồ tát Suvanna Sàma trong câu chuyện vừa rồi và bồ tát Vessantara là kiếp áp chót của Phật Thích ca mà thôi!
Đức vua Mi-lan-đà vô cùng hoan hỷ, bèn tán thán:
- Thật là thù thắng làm sao là sự giải đáp tận tình, cặn kẽ của đại đức! Trẫm rất lấy làm thỏa thích và sung sướng vậy.





V. TIENG ANH/SU PESALA DICH




6. The Dilemma Regarding Conception
“The Blessed One said, Nàgasena, that there is conception
in a womb with the coincidence of three causes; coitus of
the parents,78 the mother’s season and a being to be born.79
However, he also said that when the ascetic Dukàla
touched the navel of the ascetic woman Pàrikà with his
thumb the boy Sàma was conceived.80 If the first statement
is true then the latter must be false.”
“Both statements are true, O king, but you should not
think that there was any transgression in the latter case.
Sakka, the king of the gods, having seen that those virtuous
ascetics would become blind, entreated them to have a son.
However, they would not consent to intercourse even to
save their lives, so Sakka intervened by instructing Dukàla
and thus Sàma was conceived.”

--

78. See Ja. Nos. 497, 523, 526; and Vin. iii. 205f for examples of conception without sexual
intercourse.
79. M. i. 265, M. ii. 157.

VI. Thao luan

Câu 1: Có những trường hợp người ta cho rằng "cha mẹ có nợ với con vì quá cực khổ vì con" hay "con có nợ với cha mẹ vì phải lo nhiều cho cha mẹ". Phật Pháp dạy thế nào về điều nầy?

Câu 2 : Trong kinh điển nói gì về "sự lựa cho nơi chốn tái sanh"?
Câu 3: Chúng ta nên có thái độ thế nào đối với những chuyện "ngoại lệ" để gọi là thích hợp?

Câu 4: Ngày nay nhân loại có nhiều khả năng trong quyết định sanh con hay không sanh con, sanh trai hay sanh gái ... Vậy có nên nói là điều đó do nghiệp lực chi phối?




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét