MILINDAPAÑHAPĀLI
MILINDA VẤNĐẠO
Milindapañha, Teil 4
1. Kapitel - 1. Iddhibalavaggo
Mil. 4.1.15. Krankheitsursachen - 4.1.8. Akusalacchedanapañho
00. TU VUNG:
I SU* INDACANDA DICH:
CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI
I. PHẨM NĂNG LỰC CỦA THẦN THÔNG
8. CÂU HỎI VỀ VIỆC CẮT ĐỨT PHÁP BẤT THIỆN
1. “Thưa ngài Nāgasena, đức Thế Tôn đã đạt đến bản thể Toàn Tri sau khi thiêu đốt tất cả pháp bất thiện, hay là đã đạt đến bản thể Toàn Tri khi pháp bất thiện còn dư sót.”
“Tâu đại vương, đức Thế Tôn đã đạt đến bản thể Toàn Tri sau khi thiêu đốt tất cả pháp bất thiện. Không có pháp bất thiện còn dư sót ở đức Thế Tôn.”
“Thưa ngài, phải chăng các thọ khổ trước đây đã khởi lên ở cơ thể của đức Như Lai?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Ở Rājagaha, bàn chân của đức Thế Tôn đã bị cắt đứt bởi miểng đá, cơn bệnh xuất huyết đã phát khởi, khi cơ thể bị tiết ra chất dơ Jīvaka đã cho sử dụng liều thuốc xổ, khi cơn bệnh gió phát khởi vị trưởng lão thị giả đã tìm kiếm nước nóng.”
2. “Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Như Lai đã đạt đến bản thể Toàn Tri sau khi thiêu đốt tất cả pháp bất thiện, như thế thì lời nói rằng: ‘Bàn chân của đức Thế Tôn đã bị cắt đứt bởi miểng đá, cơn bệnh xuất huyết đã phát khởi’ là sai trái. Nếu bàn chân của đức Như Lai đã bị cắt đứt bởi miểng đá, cơn bệnh xuất huyết đã phát khởi, như thế thì lời nói: ‘Đức Như Lai đã đạt đến bản thể Toàn Tri sau khi thiêu đốt tất cả pháp bất thiện’ cũng là sai trái. Thưa ngài, không có cảm thọ tách rời khỏi nghiệp, tất cả cảm thọ ấy có gốc rễ ở nghiệp, được cảm nhận chỉ do nghiệp. Câu hỏi này có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
3. “Tâu đại vương, không hẳn tất cả cảm thọ ấy có gốc rễ ở nghiệp. Tâu đại vương, các cảm thọ sanh lên do tám lý do, do các lý do ấy chúng sanh phàm phu cảm nhận các thọ. Do tám lý do nào? Tâu đại vương, một số cảm thọ sanh lên có nguồn sanh khởi là gió; tâu đại vương —(như trên)— có nguồn sanh khởi là mật; tâu đại vương —(như trên)— có nguồn sanh khởi là đàm; tâu đại vương —(như trên)— có liên quan đến sự tụ hội (của gió, mật, đàm); tâu đại vương —(như trên)— do sự thay đổi của mùa tiết; tâu đại vương —(như trên)— do sự sinh hoạt không đều đặn; tâu đại vương —(như trên)— có liên quan đến việc ra sức; tâu đại vương một số cảm thọ sanh lên do quả thành tựu của nghiệp. Tâu đại vương, do tám lý do này chúng sanh phàm phu cảm nhận các thọ. Ở đây, những chúng sanh nào nói rằng: ‘Nghiệp đày đọa các chúng sanh,’ những người ấy phủ nhận lý do. Lời nói ấy của những người ấy là sai trái.
4. “Thưa ngài Nāgasena, việc có liên quan đến gió, việc có liên quan đến mật, việc có liên quan đến đàm, việc có liên quan đến sự tụ hội (của gió, mật, đàm), việc do sự thay đổi của mùa tiết, việc do sự sinh hoạt không đều đặn, việc có liên quan đến việc ra sức, tất cả các việc ấy có nguồn sanh khởi cũng ở nghiệp, tất cả các việc ấy tạo thành cũng do nghiệp.”
“Tâu đại vương, nếu tất cả các bệnh tật ấy có nguồn sanh khởi chỉ là nghiệp, thì chúng không có các đặc điểm để phân loại. Tâu đại vương, gió trong khi bị rối loạn thì bị rối loạn theo mười cách: do lạnh, do nóng, do đói, do khát, do ăn quá độ, đo đứng, do tinh tấn, do chạy, do việc ra sức, do quả thành tựu của nghiệp. Trong số đó, có chín cách sanh lên không ở quá khứ, không ở vị lai, mà ở bản thể hiện tại. Vì thế, không nên nói rằng: ‘Tất cả các thọ có sự tạo thành do nghiệp.’
Tâu đại vương, mật trong khi bị rối loạn thì bị rối loạn theo ba cách: do lạnh, do nóng, do vật thực không đều. Tâu đại vương, đàm trong khi bị rối loạn thì bị rối loạn theo ba cách: do lạnh, do nóng, do thức ăn thức uống. Tâu đại vương, cái nào là gió, cái nào là mật, cái nào là đàm, sau khi bị rối loạn do các sự rối loạn bởi chúng, sau khi có sự trộn lẫn thì kéo theo thọ của từng cái một. Tâu đại vương, thọ do sự thay đổi của mùa tiết sanh lên do sự thay đổi của mùa tiết, thọ do sự sinh hoạt không đều đặn sanh lên do sự sinh hoạt không đều đặn. Tâu đại vương, thọ có liên quan đến việc ra sức thì có cái do hành động, có cái do quả thành tựu của nghiệp. Thọ sanh lên do quả thành tựu của nghiệp sanh lên do nghiệp đã làm trước đây. Tâu đại vương, như thế do quả thành tựu của nghiệp thì ít, phần còn lại thì nhiều hơn. Ở đây, những kẻ ngu vượt quá (khi cho rằng): ‘Tất cả đều do quả thành tựu của nghiệp;’ thiếu đi trí tuệ của đức Phật không thể thực hiện việc xác định đối với nghiệp ấy.
Tâu đại vương, hơn nữa việc bàn chân của đức Thế Tôn đã bị cắt đứt bởi miểng đá, cảm thọ ấy không có nguồn sanh khởi là gió, không có nguồn sanh khởi là mật, không có nguồn sanh khởi là đàm, không có liên quan đến sự tụ hội (của gió, mật, đàm), không do sự thay đổi của mùa tiết, không do sự sinh hoạt không đều đặn, không do quả thành tựu của nghiệp, chỉ có liên quan đến việc ra sức. Tâu đại vương, bởi vì Devadatta đã buộc oan trái với đức Như Lai nhiều trăm ngàn kiếp sống. Do sự oan trái ấy, kẻ ấy đã cầm lấy hòn đá to nặng rồi buông ra (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ làm cho rơi ở đỉnh đầu.’ Khi ấy, có hai tảng đá khác đã tiến đến hứng chịu hòn đá ấy khi còn chưa chạm vào đức Như Lai. Do sự va chạm của chúng, có miểng đá bị bể đã rơi vào bàn chân của đức Thế Tôn và làm chảy máu. Tâu đại vương, thọ ấy nảy sanh đến đức Thế Tôn hoặc là do quả thành tựu của nghiệp hoặc là do hành động; không có thọ khác ở trên việc ấy.
Tâu đại vương, giống như hạt giống không nẩy mầm hoặc là do tính chất tồi tệ của thửa ruộng, hoặc là do tính chất tồi tệ của hạt giống. Tâu đại vương, tương tợ y như thế ấy thọ ấy nảy sanh đến đức Thế Tôn hoặc là do quả thành tựu của nghiệp hoặc là do hành động; không có thọ khác ở trên việc ấy.
Tâu đại vương, hoặc là giống như vật thực trở nên lổn cổn hoặc là do tính chất tồi tệ của bao tử, hoặc là do tính chất tồi tệ của thức ăn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế ấy thọ ấy nảy sanh đến đức Thế Tôn hoặc là do quả thành tựu của nghiệp hoặc là do hành động; không có thọ khác ở trên việc ấy.
Tâu đại vương, hơn nữa đối với đức Thế Tôn không có thọ do quả thành tựu của nghiệp, không có thọ do sự sinh hoạt không đều đặn. Đối với đức Thế Tôn, thọ sanh lên do các nguồn sanh khởi còn lại. Hơn nữa, không thể đoạt lấy mạng sống đức Thế Tôn bởi thọ ấy. Tâu đại vương, các thọ được ưa thích hay không được ưa thích, tốt hay xấu, rơi xuống ở thân tứ đại này. Tâu đại vương, ở đây cục đất được ném lên không trung thì rơi xuống đại địa cầu. Tâu đại vương, phải chăng cục đất ấy rơi xuống đại địa cầu do nghiệp đã làm trước đây?”
5. “Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, không có nhân ấy ở đại địa cầu, mà do nhân ấy đại địa cầu nhận chịu quả thành tựu thiện hay bất thiện. Thưa ngài, cục đất ấy rơi xuống đại địa cầu do nhân hiện tại không có liên quan đến nghiệp.”
“Tâu đại vương, đại địa cầu là như thế nào thì đức Như Lai nên được xem xét như vậy. Giống như cục đất rơi xuống đại địa cầu không do nghiệp đã làm trước đây, tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với đức Như Lai miểng đá ấy đã rơi xuống ở bàn chân không do nghiệp đã làm trước đây. Tâu đại vương, vả lại ở đây con người cắt xẻ và đào xới đại địa cầu, tâu đại vương, phải chăng con người cắt xẻ và đào xới đại địa cầu do nghiệp đã làm trước đây?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế ấy miểng đá nào đã rơi xuống ở bàn chân của đức Thế Tôn, miểng đá ấy đã rơi xuống ở bàn chân của đức Thế Tôn không do nghiệp đã làm trước đây. Tâu đại vương, còn cơn bệnh xuất huyết đã phát khởi đến đức Thế Tôn, cơn bệnh ấy đã phát khởi không do nghiệp đã làm trước đây, nó đã phát khởi có liên quan đến chính sự tụ hội (của gió, mật, đàm). Tâu đại vương, mọi cơn bệnh thuộc về thân đã phát khởi ở đức Thế Tôn, chúng đã không sanh ra do nghiệp, mà đã được sanh ra từ nguồn sanh khởi nào đó trong số sáu nguồn sanh khởi. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở lời giải thích cho Moliyasīvaka ở đoạn Varalañchaka (Dấu Ấn Cao Quý) thuộcSaṃyuttanikāya (Tương Ưng Bộ) rằng:
‘Này Sīvaka, ở đây, một số cảm thọ sanh lên có nguồn sanh khởi là mật. Này Sīvaka, tự bản thân nên biết về điều này là một số cảm thọ sanh lên có nguồn sanh khởi là mật. Này Sīvaka, ngay cả đối với thế gian điều này cũng được chấp nhận là sự thật rằng một số cảm thọ sanh lên có nguồn sanh khởi là mật. Này Sīvaka, về điều này những Sa-môn, Bà-la-môn nào có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: ‘Bất cứ điều gì mà người nam này cảm giác được, là lạc, hay là khổ, hay là không khổ không lạc, tất cả điều ấy có nhân là việc đã làm trong quá khứ,’ họ vượt quá điều đã được tự mình biết, họ vượt quá điều đã được chấp nhận là sự thật ở thế gian. Vì thế, Ta nói rằng: ‘Điều sai trái thuộc về các Sa-môn, Bà-la-môn ấy.’ Này Sīvaka, ở đây, một số cảm thọ sanh lên có nguồn sanh khởi là đàm. Này Sīvaka —(như trên)— có nguồn sanh khởi là gió. Này Sīvaka —(như trên)— có nguồn sanh khởi là sự tụ hội (của gió, mật, đàm). Này Sīvaka —(như trên)— do sự thay đổi của mùa tiết. Này Sīvaka —(như trên)— do sự sinh hoạt không đều đặn. Này Sīvaka —(như trên)— có liên quan đến việc ra sức. Này Sīvaka một số cảm thọ sanh lên do quả thành tựu của nghiệp. Này Sīvaka tự bản thân nên biết về điều này là một số cảm thọ sanh lên có nguồn sanh khởi là quả thành tựu của nghiệp. Này Sīvaka, ngay cả đối với thế gian điều này cũng được chấp nhận là sự thật rằng một số cảm thọ sanh lên có nguồn sanh khởi là quả thành tựu của nghiệp. Này Sīvaka, về điều này những Sa-môn, Bà-la-môn nào có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: ‘Bất cứ điều gì mà người nam này cảm giác được, là lạc, hay là khổ, hay là không khổ không lạc, tất cả điều ấy có nhân là việc đã làm trong quá khứ,’ họ vượt quá điều đã được tự mình biết, họ vượt quá điều đã được chấp nhận là sự thật ở thế gian. Vì thế, Ta nói rằng: ‘Điều sai trái thuộc về các Sa-môn, Bà-la-môn ấy.’
Tâu đại vương, như thế không hẳn tất cả các thọ sanh ra do quả thành tựu của nghiệp. Tâu đại vương, sau khi thiêu đốt tất cả pháp bất thiện, đức Thế Tôn đã đạt đến bản thể Toàn Tri, xin đại vương hãy ghi nhớ điều này như thế.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về sự cắt đứt pháp bất thiện là thứ tám.
II. PALI
III. TIENG DUC
Milindapañha, Teil 4
1. Kapitel
Mil. 4.1.15. Krankheitsursachen - 4.1.8. Akusalacchedanapañho
"Hatte wohl, ehrwürdiger Nāgasena, der Vollendete schon alles Böse in sich getilgt, als er die Allweisheit erlangte oder war noch ein Rest des Bösen in ihm?"
"Alles Böse, o König, war bereits in dem Erhabenen getilgt, als er die Allweisheit erlangte, und nichts mehr Böses war in ihm zurückgeblieben."
"Wieso denn, o Herr? Sind denn nicht dem Vollendeten ehemals körperliche Schmerzgefühle aufgestiegen?"
"Gewiß, o König. Zum Beispiel wurde ihm einmal zu Rājagaha von einem Felssplitter der Fuß aufgerissen; ein anderes Mal hatte er Ruhr; und es war damals, als er Verstopfung hatte, daß ihm Jīvaka ein Abführmittel bereitete; und einmal, als er Blähungen hatte, besorgte ihm sein Aufwärter, ein Ordensälterer, heißes Wasser."
"Falls der Vollendete bei Erlangung der Allweisheit bereits alles Böse in sich getilgt hatte, so muß eben die Behauptung, daß er noch krank wurde, falsch sein ("denn ohne böse Taten gibt es keine Leiden" - ist offenbar die stillschweigende Annahme des Königs). Ist letztere Behauptung aber dennoch wahr, so muß jene Behauptung, daß der Vollendete bei seiner Erlangung der Allweisheit bereits alles Böse in sich getilgt hatte, eben falsch sein. Denn ohne böse Tat, o Herr, gibt es keine Schmerzen; alle Schmerzen wurzeln im Wirken; zufolge des Wirkens (kamma) entstehen die Schmerzen. Dies ist ebenfalls ein zweischneidiges Problem, das ich dir da stelle, und das du nun zu lösen hast."
"Nein, o König. Nicht alle Schmerzen wurzeln im (früheren) Wirken (kamma). Aus acht Gründen nämlich mögen Schmerzen entstehen, und zufolge dieser haben viele Menschen Schmerzen zu leiden. Und welche sind diese acht? Einige Krankheiten, o König, entstehen zufolge der körperlichen Gase, einige zufolge der Galle, einige zufolge des Schleimes, einige zufolge der Zusammenwirkung der drei letzteren, einige zufolge des Temperaturwechsels, einige zufolge ungeregelter Lebensweise, einige zufolge von Verletzungen, einige als Ergebnis (früheren) Wirkens. Aus diesen acht Gründen, o König, haben so viele Menschen Schmerzen zu erleiden. Diejenigen Leute, die da sagen möchten, es sei (nur das frühere) Wirken, das die Wesen bedrückt, diese verwerfen die anderen sieben Gründe, und deren Aussage ist falsch."
"Doch auch die anderen sieben Gründe, ehrwürdiger Nāgasena, sie alle haben ihren Ursprung eben bloß im (früheren) Wirken; eben durch (früheres) Wirken kommen sie alle zum Entstehen."
"Wenn, o König, alle Krankheiten bloß durch (früheres) Wirken verursacht wären, so hätten sie ja gar keine unterscheidenden Merkmale.
Die Erregung der körperlichen Gase nämlich mag aus folgenden zehn Gründen eintreten:
- durch Kälte, Hitze, Hunger, Durst, Überessen, Stehen, Überanstrengung, Laufen, Verletzung oder als Ergebnis (früheren) Wirkens.
Von diesen treten die neun ersten Gründe weder im vergangenen noch im zukünftigen Dasein auf, sondern bloß in diesem gegenwärtigen Dasein. Deshalb darf man nicht sagen, daß sämtliche Schmerzen durch (früheres) Wirken verursacht sind.
Die Erregung der Galle mag eintreten aus drei Gründen:
- infolge der Kälte
- oder der Hitze
- oder ungeeigneter Speise.
Die Erregung des Schleimes mag eintreten aus diesen drei Gründen infolge der Kälte oder infolge der Hitze oder infolge des Essens und Trinkens. Wenn die körperlichen Gase, die Galle und der Schleim erregt werden und zusammenwirken, so ziehen sie jedesmal das ihnen eigentümliche Schmerzgefühl nach sich.
Die übrigen Schmerzen entstehen
- durch Temperaturwechsel und
- ungeregelte Lebensweise.
Und die durch Verletzungen bedingten körperlichen Schmerzen entstehen entweder
- durch bloße physische Vorgänge
- oder aber als Ergebnisse früheren Wirkens.
Also bloß diese letzteren entstehen durch früher begangene Werke. Somit, o König, sind die durch früheres Wirken verursachten Schmerzen seltener, bei weitem häufiger aber alle übrigen. Es gehen eben darin die Toren zu weit, wenn sie behaupten, daß alles bloß das Ergebnis früheren Wirkens sei. Jenes frühere Wirken kann man doch, ohne das Wissen eines Erleuchteten zu besitzen, gar nicht feststellen.
[Unter den "durch (unheilsames) Wirken verschuldeten Krankheiten" (kammavipākajā ābādhā) sind solche Krankheiten zu verstehen, die ausschließlich durch frühere schlechte Werke bedingt, also gänzlich unabhängig sind von den erwähnten äußeren Entstehungsbedingungen. Nichtsdestoweniger aber setzen auch die anderen Krankheiten sämtlich die immoralischen Taten als unerläßliche Bedingungen voraus, ja, als die eigentlichen, wirklichen Ursachen. Nach dem Abhidhamma sind nämlich sämtliche körperlichen Schmerzgefühle, ebenso wie sämtliche körperlichen Wohlgefühle, unter allen Umständen "kamma-vipākā" (Kamma-Wirkungen), d.i. verursacht entweder durch vorgeburtliches oder in diesem Leben begangenes Wirken.]
Die Schmerzen des Erhabenen, o König, die damals entstanden, als sein Fuß durch einen Felsensplitter verletzt wurde, sind weder durch körperliche Gase hervorgerufen, noch durch Galle oder Schleim, auch nicht durch das Zusammenwirken dieser drei, noch durch Temperaturwechsel oder ungeregelte Lebensweise, noch auch sind sie eine Wirkung früherer Werke. Bloß infolge einer Verletzung sind sie entstanden. Devadatta nämlich hegte viele hunderttausende Geburten hindurch Haß gegen den Vollendeten. Und von jenem Hasse erfüllt, nahm er einen mächtigen, schweren Steinblock und ließ ihn (einen Berg) hinabrollen, damit er auf das Haupt des Vollendeten falle. Zwei andere Felsen jedoch die im Wege waren, fingen jenen Stein auf, bevor er den Vollendeten erreicht hatte. Und infolge dieses Zusammenpralles sprang ein Felsstück los und traf gerade auf den Fuß des Erhabenen, so daß derselbe zu bluten begann. Diese Schmerzen müssen also entweder ein Ergebnis früheren Wirkens (kamma-vipāka) sein oder aber die Folge eines bloßen physischen Vorganges, denn darüber hinaus gibt es keine weiteren Schmerzen. Gerade so nämlich, wie es bloß eine Folge des schlechten Bodens oder des schlechten Samens sein kann, wenn letzterer nicht aufgeht, oder gerade, wie es bloß eine Folge entweder des schlechten Wassers oder der verdorbenen Speise sein kann, wenn dieselbe nicht verdaut wird: - ebenso auch müssen diese Schmerzen des Erhabenen entweder ein Ergebnis früheren Wirkens sein oder aber die Folge eines bloßen physischen Vorganges. Trotzdem, o König, der Erhabene keine durch früheres Wirken verursachte Schmerzen mehr zu empfinden hatte oder solche, die eine Folge ungeregelter Lebensweise sind, so stiegen ihm immerhin noch aus den sechs übrigen Gründen Schmerzen auf. Solcherart Schmerzen aber hätten den Erhabenen nie das Leben kosten können. Es befallen eben, o König, diesen aus den vier Elementen entstandenen Körper erwünschte und unerwünschte Gefühle, angenehme und unangenehme. Wenn da zum Beispiel ein Klumpen Erde, den man in die Luft geworfen hat, die Erde trifft, ist das wohl das Ergebnis früheren (üblen) Wirkens der Erde?"
"Nein, o Herr. Es gibt für die Erde keine Ursache, daß sie das Ergebnis guten oder bösen Wirkens erfahren sollte. Es ist eben infolge eines gegenwärtigen, von früherem Wirken ganz unabhängigen Grundes, daß jener Klumpen die Erde trifft."
"Wie die große Erde aber, o König, hat man den Vollendeten anzusehen. Und gleichwie jener Erdklumpen unabhängig von früherem Wirken die Erde trifft, ebenso auch, o König, hat unabhängig von früherem Wirken jener Stein den Fuß des Vollendeten getroffen. Oder wenn da, o König, die Menschen die Erde hacken und aufwühlen, ist das wohl ein Ergebnis früheren Wirkens (der Erde)?"
"Nein, o Herr."
"Genau so aber auch, o König, verhält es sich mit dem Abspringen des Felssplitters. Auch die Ruhr, die den Erhabenen befiel, ist nicht zufolge früheren Wirkens entstanden, sondern eben nur durch das Zusammenwirken von körperlichen Gasen, Galle und Schleim. Und was auch immer für körperliche Leiden den Erhabenen befielen, so waren diese niemals ein Ergebnis früheren Wirkens, sondern entstanden lediglich aus den sechs erwähnten Gründen. Auch der Erhabene, o König, der Gott der Götter, hat in der herrlichen Gabe der Gruppierten Sammlung (Samyutta-Nikaya) in der Antwort auf Moliyasīvakas Frage gesagt:
<Einige Schmerzen, Sīvaka, entstehen infolge der Galle, einige infolge des Schleimes, einige infolge der körperlichen Gase, einige infolge des Zusammenwirkens dieser drei, einige infolge des Temperaturwechsels, einige infolge ungeregelter Lebensweise, einige infolge von Verletzungen, einige infolge früherer Werke. Und man kann es selber erkennen, daß es so ist. Auch in der Welt ist es anerkannt, daß die Schmerzen auf solche Art entstehen. Wenn da nun Sīvaka, gewisse Asketen und Brahmanen behaupten und der Ansicht sind, daß die sämtlichen Gefühle, die ein Mensch empfindet - angenehme, unangenehme oder indifferente durch früheres Wirken bedingt seien (dies ist eine der Lehren der Jainas), so gehen eben diese über die Erfahrung hinaus, und über das in der Welt als wahr Anerkannte setzen sie sich hinweg. Darum, sage ich, sind jene im Unrecht.> (Vedanā-Samyutta).
Somit also, o König, sind nicht alle Schmerzen das Ergebnis früheren Wirkens. Und erst nach Tilgung alles Unheilsamen, o König, hat der Erhabene die Allweisheit erlangt. Das merke dir."
"Gut, ehrwürdiger Nāgasena. Das ist so, und so nehme ich es an."
[Unter den "durch (unheilsames) Wirken verschuldeten Krankheiten" (kammavipākajā ābādhā) sind solche Krankheiten zu verstehen, die ausschließlich durch frühere schlechte Werke bedingt, also gänzlich unabhängig sind von den erwähnten äußeren Entstehungsbedingungen. Nichtsdestoweniger aber setzen auch die anderen Krankheiten sämtlich die immoralischen Taten als unerläßliche Bedingungen voraus, ja, als die eigentlichen, wirklichen Ursachen. Nach dem Abhidhamma sind nämlich sämtliche körperlichen Schmerzgefühle, ebenso wie sämtliche körperlichen Wohlgefühle, unter allen Umständen "kamma-vipākā" (Kamma-Wirkungen), d.i. verursacht entweder durch vorgeburtliches oder in diesem Leben begangenes Wirken.]
--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:
97. Đức Thế Tôn còn khổ chút ít nào không?
- Thưa đại đức! Đức Thế Tôn đắc thành vô thượng bồ đề tuệ, ngài thiêu hủy tất cả ác pháp "một cái một" phải không? Hay là ác pháp còn dư sót chút ít?
- Đức Tối-thượng-giác đã tận diệt tất cả mọi nguyên nhân của nghiệp ác, không còn dư sót, ngài dứt "một cái một", tâu đại vương rõ!
- Không còn dư sót bất cứ một nghiệp ác nào, như vậy có nghĩa là ngài chẳng còn bị trả qủa đau khổ, dẫu là một chút ít, có phải thế không, thưa đại đức?
- Đau khổ chút ít ở nơi thân thì có - còn ở nơi tâm thì hoàn toàn không!
- Xin đại đức cho ví dụ cụ thể.
- Vâng! Thưa đại vương! Như một lần nọ, khi Đề-bà-đạt-đa xô tảng đá từ trên núi xuống cố ý làm hại Đức Phật; tảng đá ấy va đụng tảng đá khác, một mảnh nhỏ đã văng trúng chân Đức Phật làm cho chân ngài bị bầm máu sưng lên. Như vậy là Đức Phật bị đau chân. Ngài đau chân, tức là đau ở nơi thân, còn tâm giải thoát của ngài thì chẳng bị đau bao giờ. Một lần khác, tại xứ Veluvana, Đức Phật bị bệnh ra máu, sau đó có ông thầy thuốc dâng thuốc cầm máu cho ngài. Lần khác nữa, do phong đại thịnh, Đức Phật bị bệnh, ngài Ànanda dâng nước nóng cho Đức Phật uống. Cả hai trường hợp sau Đức Phật đều chỉ bị đau chút ít ở nơi thân mà thôi, tâu đại vương!
- Thưa đại đức! Trẫm không đồng ý như thế! Có thọ khổ chút ít vậy tức là còn khổ rồi. Nếu Đức Thế Tôn đã chấm dứt tất cả ác pháp để thành Phật Chánh Đẳng Giác - thì làm gì còn ác nghiệp để phải bị trả quả đau khổ, dầu là chút ít? Trẫm nghi ngờ lắm. Nghi ngờ rằng Đức Thế Tôn thiêu hủy tất cả ác pháp để thành Phật quả là không đúng chăng? Nghi ngờ rằng Đức Chánh Đẳng Giác mà còn thọ khổ bệnh là không đúng chăng? Hai mối nghi ấy mâu thuẫn nhau, là hai khía cạnh chống đối nhau. Vậy nhờ đại đức hãy phá nghi cho trẫm.
- Không có mâu thuẫn đâu, thưa đại vương! Sự thọ khổ do ác nghiệp ở nơi Đức Thế Tôn đã hoàn toàn được tận diệt, đó là điều chắc thật. Còn những thọ khổ khác nó còn có bảy nguyên nhân phát sanh, không phải do quả của nghiệp, thưa đại vương!
- Ây là những nguyên nhân gì?
- Thưa, đó là phát sanh bởi gió, bởi mật, bởi đàm, cơ thể bị chi phối bởi nhiều tâm trạng, bởi thời tiết thay đổi, bởi oai nghi không đều, bởi cơ thể bị nhiều sự co thắt v.v...
- Làm thế nào để phân biệt được sự thọ khổ nào là phát sanh bởi nghiệp và sự thọ khổ nào là không phát sanh bởi nghiệp, thưa đại đức?
- Có thể phân biệt được, tâu đại vương! Sự thọ khổ do bảy nguyên nhân kể trên nó chỉ phát sanh trong hiện tại, còn sự thọ khổ do ác nghiệp nó liên hệ từ quá khứ đến vị lai.
- Xin đại đức giảng giải cho rõ ràng hơn.
- Vâng, ví dụ sự thọ khổ phát sanh bởi gió. Vì phát sanh bởi gió nên nó chỉ phát sanh trọng hiện tại. Trong hiện tại thì sự thọ khổ ấy bị tác động do lạnh quá, do nóng quá, do thọ dụng quá độ, do đứng lâu quá, do ngồi lâu quá, do chạy nhiều quá, do nằm nhiều quá, do làm việc nhiều quá, do cố gắng quá sức .v.v... Sự thọ khổ ấy chỉ phát sanh trong hiện tại, không phát sanh từ quá khứ đến vị lai nên không phải là quả của ác nghiệp, tâu đại vương!
- Sự thọ khổ phát sanh do mật, do đàm, do thời tiết đổi thay, do oai nghi không đều - đều y như thế?
- Thưa, vâng! Nói tóm lại, sự thọ khổ phát sanh do nghiệp quả thì ít hơn, còn sự thọ khổ phát sanh do nhiều nguyên nhân khác trong hiện tại thì nhiều hơn, thưa đại vương!
- Thưa đại đức! Trẫm đã hiểu sự thọ khổ chút ít của Đức Thế Tôn do gió, do mật, do đàm ... là phát sanh trong hiện tại, không phải quả của ác nghiệp. Nhưng trường hợp Đề-bà-đạt-đa xô tảng đá xuống làm Đức Phật chảy máu chân, bầm tím và đau ... chúng ta phải hiểu thế nào, do ác nghiệp hay do nguyên nhân khác?
- Đại vương! Trước khi muốn hiểu cho thấu đáo trường hợp ấy, đại vương có thể cho bần tăng biết, nghiệp là gì không?
- Thưa, nghiệp chính là tác ý, là khởi tâm!
- Đề-bà-đạt-đa lăn đá làm hại Phật là tác ý của Phật hay là tác ý của Đề-bà-đạt-đa?
- Của Đề-bà-đạt-đa!
- Đúng vậy! Và giả dụ Đề-bà-đạt-đa kết oan trái với Phật từ quá khứ thì đấy là nghiệp của Đề-bà-đạt-đa hay nghiệp của Phật?
- Của Đề-bà-đạt-đa!
- Đại vương! Vậy là đại vương đã tự trả lời! Đề-bà-đạt-đa gây nhân dữ thì bị quả xấu - còn Đức Thế Tôn vì đã chấm dứt tất cả mọi ác nghiệp nên không còn bị khổ báo nữa, đấy là sự thật hiển nhiên vậy.
- Nhưng dù sao thì Đức Thế Tôn cũng bị thọ khổ, thưa đại đức!
- Tâu đại vương! Vì Đức Thế Tôn còn mang thân xác hữu vi nên những thọ khổ ấy là những tác động đương nhiên của các định luật nhiên giới, không thể bảo là thọ khổ do ác nghiệp được!
- Đại đức có ví dụ nào về điều ấy chăng?
- Vâng, có! Ví như có một người làm ruộng. Người ấy được có kẻ cho ruộng và có kẻ cho lúa giống! Khi ruộng đã được cày bừa xong, người kia gieo lúa giống vào đám ruộng ấy. Thời gian sau, lúa ấy không phát triển được tốt, vậy là lỗi do người cho ruộng hay là lỗi do kẻ cho lúa giống hở đại vương?
- Thưa, thật khó nói là do lỗi của ai, thật khó nói là do nguyên nhân nào!
- Vâng, đúng thế! Lại nữa, ví như có người ăn vật thực vào, cảm thấy không được an vui vì tức hơi, đầy bụng! Có thể nào người ấy lại đổ lỗi cho cái bụng, hoặc đổ lỗi cho vật thực, hở đại vương!
- Thật không thể!
- Vậy thì tại sao sự thọ khổ ở nơi thân chảy máu của Đức Thế Tôn, đại vương lại dám bảo do một nguyên nhân là ác nghiệp?
- Vâng, thật không thể!
- Đại vương! Sống giữa cõi đời này, còn mang thân xác tứ đại, còn cảm thọ, còn tri giác ... nên phải nhận chịu các định luật tương tác ở chung quanh của nhiên giới, của xã hội và con người. Những chuyện trái ý nghịch lòng, được mất, hơn thua, khen chê ... rơi xuống thân tâm chúng ta cũng giống như những viên đá từ hư không rơi ruống mặt đất. Mặt đất đâu có tạo nghiệp gì mà phải bị như thế, hở đại vương?
- Mặt đất làm sao lại tạo nghiệp được!
- Cũng dường như thế ấy là viên đá làm chảy máu chân Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn chẳng tạo nghiệp gì từ trước cả và chính khi bị viên đá làm chảy máu chân, Đức Thế Tôn vẫn với tâm giải thoát, tuệ giải thoát đấy, đại vương! [*]
- Thưa, vậy chính là do Đề-bà-đạt-đa tự gây nhân ác?
- Vâng, y gây nhân ác thì chính y phải chịu quả khổ chứ chẳng liên hệ gì Đức Thế Tôn cả.
- Vâng, giờ thì trẫm đã hiểu rồi!
- Đại vương! Đức Thế Tôn có thuyết trong kinh Samyutta Nikàya như là cái dấu ấn của đức vua để minh thuyết cho lời bần tăng vừa nói. Đó là: "Này bà-la-môn Sivaka! Tất cả những thọ khổ ở nơi thân hoặc do gió phát sanh hoặc do đàm phát sanh hoặc do mật phát sanh hoặc do thời tiết thay đổi v.v... Tất cả thọ khổ ấy ngươi phải cần thấy như thật, rằng là, có thể chúng là nhân, có thể chúng là duyên, hỗ trợ, tương tác mà thành. Sự thọ khổ ấy đừng vội quy kết là do nghiệp, như một số sa môn, bà-la-môn vì không thấy rõ các định luật tự nhiên mà tuyên bố rằng: "Người đời hằng thọ vui, thọ khổ hoặc không vui không khổ, tất thảy đều do nghiệp đã làm từ trước!". Các sa môn, bà-la-môn ấy đã chạy vượt quá sự hiểu biết của mình, đã không có trí tuệ lại tự xưng là có trí tuệ, họ đã sai lạc và rơi vào tà kiến vậy".
- Cảm ơn đại đức đã mở con mắt sáng cho trẫm.
[*] Theo bộ chú giải Apàdàna, phần Budthapadàna, thời quá khứ Bồ tát xô đá giết chết em trai của mình. Nên đây là nghiệp còn dư sót.( chỗ này dường như có mâu thuẫn)
V. TIENG ANH/SU PESALA DICH
8. Purity of the Buddha
“If the Tathàgata destroyed all unwholesomeness in himself
when he gained omniscience why did he get hurt by a
splinter of rock that was thrown by Devadatta? If he did
get hurt then he cannot have been free from all evil, for
there is no feeling without kamma. All feeling has its root
in kamma and it is only on account of kamma that feeling
arises.”
“No, great king, not all feeling has its root in kamma.
There are eight causes of the arising of feelings. Excess of
wind, of bile and of phlegm, the mixture of the three bodily
fluids, variations in temperature, stress of circumstances,
external agency and kamma. Whoever says, ‘It is only kamma
that oppresses beings’, thereby excludes the other seven
reasons and that statement of theirs is wrong.
“When one’s wind is disturbed it happens in one of
ten ways; by cold, by heat, by hunger, by thirst, by overeating,
by standing too long, by over exertion, by running,
by medical treatment, or as a result of kamma. When the bile
is disturbed it is in one of three ways; by cold, by heat or by
unsuitable food. When the phlegm is disturbed it is in one
of three ways; by cold, by heat or by eating and drinking.
When these three disturbed fluids are mixed it brings about
its own distinctive pain. Then there are pains arising from
variations in temperature, stress of circumstances and by
external agencies. There is also that pain which has kamma
as its cause. So the pain that is due to kamma is much less
than that due to other causes. The ignorant go too far when
they say that everything that is experienced is produced as
the fruit of kamma. Without a Buddha’s insight no one can
ascertain the extent of the action of kamma.
When the Blessed One’s foot was grazed by the splinter
of rock the pain was produced only by external agency.
Although the Blessed One never suffered pain that was the
result of his own kamma, or brought about by the stress of
circumstances, he suffered pain from each of the other six
causes.84
It was said, O king, by the Blessed One, ‘There are certain
pains, Sãvaka, which arise from bilious humours and
you ought to know what they are for, it is a matter of com-
mon knowledge. Those ascetics and Brahmans who are of
the opinion and proclaim the view that all feelings that men
experience are due to a previous act, go beyond certainty
and knowledge and therein I say that they are wrong’.”85
--
83. Sãla, samàdhi, pa¤¤à (Virtue, concentration and wisdom).
84. This is a controversial point. There are several references to the Buddha experiencing
the result of previous kamma collected at Ap. i. 299ff.
85. S. iv. 230f, Moliya Sãvaka Sutta.
“If the Tathàgata destroyed all unwholesomeness in himself
when he gained omniscience why did he get hurt by a
splinter of rock that was thrown by Devadatta? If he did
get hurt then he cannot have been free from all evil, for
there is no feeling without kamma. All feeling has its root
in kamma and it is only on account of kamma that feeling
arises.”
“No, great king, not all feeling has its root in kamma.
There are eight causes of the arising of feelings. Excess of
wind, of bile and of phlegm, the mixture of the three bodily
fluids, variations in temperature, stress of circumstances,
external agency and kamma. Whoever says, ‘It is only kamma
that oppresses beings’, thereby excludes the other seven
reasons and that statement of theirs is wrong.
“When one’s wind is disturbed it happens in one of
ten ways; by cold, by heat, by hunger, by thirst, by overeating,
by standing too long, by over exertion, by running,
by medical treatment, or as a result of kamma. When the bile
is disturbed it is in one of three ways; by cold, by heat or by
unsuitable food. When the phlegm is disturbed it is in one
of three ways; by cold, by heat or by eating and drinking.
When these three disturbed fluids are mixed it brings about
its own distinctive pain. Then there are pains arising from
variations in temperature, stress of circumstances and by
external agencies. There is also that pain which has kamma
as its cause. So the pain that is due to kamma is much less
than that due to other causes. The ignorant go too far when
they say that everything that is experienced is produced as
the fruit of kamma. Without a Buddha’s insight no one can
ascertain the extent of the action of kamma.
When the Blessed One’s foot was grazed by the splinter
of rock the pain was produced only by external agency.
Although the Blessed One never suffered pain that was the
result of his own kamma, or brought about by the stress of
circumstances, he suffered pain from each of the other six
causes.84
It was said, O king, by the Blessed One, ‘There are certain
pains, Sãvaka, which arise from bilious humours and
you ought to know what they are for, it is a matter of com-
mon knowledge. Those ascetics and Brahmans who are of
the opinion and proclaim the view that all feelings that men
experience are due to a previous act, go beyond certainty
and knowledge and therein I say that they are wrong’.”85
--
83. Sãla, samàdhi, pa¤¤à (Virtue, concentration and wisdom).
84. This is a controversial point. There are several references to the Buddha experiencing
the result of previous kamma collected at Ap. i. 299ff.
85. S. iv. 230f, Moliya Sãvaka Sutta.
VI. Thao luan
Cau 2: Xin moi giai thich thac mac nay cua Vua Milinda: "Nghi ngờ rằng Đức Thế Tôn thiêu hủy tất cả ác pháp để thành Phật quả là không đúng chăng? Nghi ngờ rằng Đức Chánh Đẳng Giác mà còn thọ khổ bệnh là không đúng chăng? "
Cau 3: - Làm thế nào để phân biệt được sự thọ khổ nào là phát sanh bởi nghiệp và sự thọ khổ nào là không phát sanh bởi nghiệp, thưa đại đức?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét