MILINDAPAÑHAPĀLI
MILINDA VẤNĐẠO
Mil. 4.1.12. Der Wahrheitsakt - 4.1.5. Sivirājacakkhudānapañho
00. TU VUNG:
pabbajja: (f.) taking up of the ascetic life; becoming a monk.
I SU* INDACANDA DICH:
5. CÂU HỎI VỀ SỰ BỐ THÍ MẮT CỦA ĐỨC VUA SIVI
1. “Thưa ngài Nāgasena, ngài đã nói như vầy: ‘Các con mắt đã được đức vua Sivi bố thí đến kẻ cầu xin, khi đức vua đã bị mù thì các thiên nhãn đã được tạo ra lại.’[6] Lời nói này cũng có sự sái quấy, có sự bắt bẻ, có khuyết điểm. Điều đã được nói ở trong Kinh là: ‘Khi nhân đã bị lấy đi, khi không có nhân, khi không có nền tảng, thì không có sự tạo ra thiên nhãn.’ Thưa ngài Nāgasena, nếu các con mắt đã được đức vua Sivi bố thí đến kẻ cầu xin, như thế thì lời nói rằng: ‘Các thiên nhãn đã được tạo ra lại’ là sai trái. Nếu các thiên nhãn đã được tạo ra, như thế thì lời nói rằng: ‘Các con mắt đã được đức vua Sivi bố thí đến kẻ cầu xin’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, bị thắt lại còn hơn nút thắt, bị xoắn lại còn hơn vật xoắn, bị rối rắm còn hơn bụi rậm, nó được dành cho ngài. Ở đây, xin ngài hãy khởi lên ước muốn về việc giải quyết vì sự bắt bẻ của các học thuyết khác.”
2. “Tâu đại vương, các con mắt đã được đức vua Sivi bố thí đến kẻ cầu xin. Đại vương chớ khởi lên sự phân vân về trường hợp ấy. Và các thiên nhãn đã được tạo ra lại. Đại vương cũng chớ này sanh sự phân vân về trường hợp ấy.”
“Thưa ngài Nāgasena, phải chăng khi nhân đã bị lấy đi, khi không có nhân, khi không có nền tảng thì thiên nhãn cũng được tạo ra?”
“Tâu đại vương, không đúng.”
“Thưa ngài Nāgasena, vậy thì ở đây điều gì là lý do mà với lý do ấy thiên nhãn lại được tạo ra khi nhân đã bị lấy đi, khi không có nhân, khi không có nền tảng? Vậy ngài hãy giúp cho trẫm hiểu bằng lý lẽ.”
3. “Tâu đại vương, có chăng ở thế gian cái gọi là sự chân thật mà những người có lời nói chân thật về điều ấy tạo ra sự phát nguyện chân thật?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Có cái gọi là sự chân thật ở thế gian. Thưa ngài Nāgasena, những người nói lời chân thật với sự chân thật tạo ra sự phát nguyện chân thật khiến cho trời đổ mưa, khiến cho lửa bị dập tắt,[7]làm tiêu tan chất độc, và còn tạo ra việc có thể làm các loại khác nữa.”
“Tâu đại vương, như thế thì nó liên quan, nó phù hợp với việc các thiên nhãn đã được tạo ra cho đức vua Sivi là nhờ vào năng lực của sự chân thật. Tâu đại vương, nhờ vào năng lực của sự chân thật mà thiên nhãn đã được tạo ra khi không có nền tảng. Ở đây, chính sự chân thật là nền tảng cho việc tạo ra thiên nhãn. Tâu đại vương, giống như những vị đạo sĩ nào đó cầu khấn lời chân thật rằng: ‘Xin cho cơn mưa lớn hãy đổ xuống,’ cùng với việc đã cầu khấn lời chân thật của những người ấy, cơn mưa lớn đổ xuống. Tâu đại vương, phải chăng có nhân của cơn mưa đã hội tụ lại ở khoảng không mà với nhân ấy cơn mưa lớn đổ xuống?”
“Thưa ngài, không đúng. Trong trường hợp ấy, chính sự chân thật là nhân cho việc đổ xuống của cơn mưa lớn.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc ấy không có nhân bình thường. Trong trường hợp này, chính sự chân thật là nền tảng cho việc tạo ra thiên nhãn.”
4. “Tâu đại vương, hoặc là giống như việc những vị đạo sĩ nào đó cầu khấn lời chân thật rằng: ‘Xin cho khối lửa lớn đã bộc phát hãy quay trở lại;’ cùng với việc đã cầu khấn lời chân thật của những người ấy, khối lửa lớn đã bộc phát tức thời quay trở lại. Tâu đại vương, phải chăng ở khối lửa lớn đã bộc phát ấy có nhân đã được hội tụ lại, mà do nhân ấy khối lửa lớn đã bộc phát tức thời quay trở lại?”
“Thưa ngài, không đúng. Chính sự chân thật là nền tảng cho việc tức thời quay trở lại của khối lửa lớn đã bốc phát ấy.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc ấy không có nhân bình thường. Trong trường hợp này, chính sự chân thật là nền tảng cho việc tạo ra thiên nhãn.”
5. “Tâu đại vương, hoặc là giống như việc những vị đạo sĩ nào đó cầu khấn lời chân thật rằng: ‘Xin cho chất độc dữ dội trở thành thuốc chữa bệnh.’ Tâu đại vương, phải chăng ở chất độc dữ dội có nền tảng đã hội tụ lại, mà với nền tảng ấy chất độc dữ dội trở thành thuốc chữa bệnh?”
“Thưa ngài, không đúng. Trong trường hợp ấy, chính sự chân thật là nguyên nhân cho việc tức thời tiêu diệt chất độc dữ dội.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế trong trường hợp này, chính sự chân thật là nền tảng cho việc tạo ra thiên nhãn, không phải nhân bình thường.”
“Tâu đại vương, không có nền tảng nào khác cho việc thâm nhập bốn Chân Lý Cao Thượng. Bốn Chân Lý Cao Thượng được thâm nhập sau khi đã đặt nền tảng ở sự chân thật. Tâu đại vương, có đức vua Cīna ở khu vực Cīna. Đức vua có ước muốn tiến hành việc cúng tế ở đại dương nên đã thực hiện sự phát nguyện chân thật vào mỗi bốn tháng, rồi cùng với chiếc xe tiến vào trong đại dương một do-tuần. Khối lượng nước vĩ đại đi thụt lùi ở phía trước đầu chiếc xe của đức vua, đến khi đức vua đã vượt qua thì bao trùm lại. Tâu đại vương, phải chăng thế gian có cả chư Thiên và nhân loại, với năng lực của cơ thể bình thường, có thể khiến cho đại dương ấy đi thụt lùi?”
“Thưa ngài, thế gian có cả chư Thiên và nhân loại, với năng lực của cơ thể bình thường, cũng không thể khiến cho nước ở hồ nước vô cùng nhỏ đi thụt lùi, thì làm gì được đối với nước ở đại dương?”
6. “Tâu đại vương, cũng vì lý do này mà năng lực của sự chân thật được biết đến như vầy: ‘Không có nơi nào mà sự chân thật không thể đạt đến.’
Tâu đại vương, đức vua công chính Asoka ở thành phố Pāṭaliputta, được tùy tùng bởi các thị dân, dân chúng, các viên chức, nhân công, binh lính, và các quan đại thần, sau khi nhìn thấy sông Gaṅgā tràn đầy nước mới, ngập bờ, trải rộng có bề dài năm trăm do-tuần, bề ngang một do-tuần, đang trôi chảy, nên đã nói với các quan viên rằng: ‘Này các khanh, có ai có khả năng làm cho sông Gaṅgā vĩ đại này chảy ngược dòng không?’ Các quan viên đã nói rằng: ‘Tâu bệ hạ, là việc khó làm.’ Có cô kỹ nữ tên Bindumatī đứng ở ngay tại bờ sông Gaṅgā ấy đã nghe rằng: ‘Nghe nói đức vua đã nói như vầy: - Có thể làm cho sông Gaṅgā vĩ đại này chảy ngược dòng không?’ Cô ấy đã nói như vầy: ‘Chính thiếp là người kỹ nữ ở thành phố lớn Pāṭaliputta, có cuộc sống nhờ vào sắc đẹp, là cách sinh nhai tồi tệ nhất. Mong rằng đức vua hãy chứng kiến sự phát nguyện chân thật của thiếp.’ Rồi cô ấy đã thực hiện sự phát nguyện chân thật. Vào giây phút của sự phát nguyện chân thật của cô ấy, con sông Gaṅgā vĩ đại ấy, trong lúc gầm lên tiếng rì rào, đã chảy ngược dòng cho đám đông người chứng kiến. Khi ấy, nghe được tiếng ầm ĩ tạo ra bởi tốc độ của sóng nước bị xoáy tròn, đức vua đã có sự ngạc nhiên được sanh lên do điều kỳ diệu phi thường, nên đã nói với các quan viên rằng: ‘Này các khanh, do người nào mà con sông Gaṅgā vĩ đại này chảy ngược dòng?’ ‘Tâu đại vương, cô kỹ nữ Bindumatī sau khi nghe lời nói của đại vương đã thực hiện sự phát nguyện chân thật. Do sự phát nguyện chân thật của cô ấy mà con sông Gaṅgā chảy về phía thượng nguồn.’
Khi ấy, có tâm bị chấn động, đức vua đã đích thân đi đến vô cùng vội vã và đã hỏi cô kỹ nữ ấy rằng: ‘Này cô gái, nghe nói do sự phát nguyện chân thật của cô mà con sông Gaṅgā này chảy ngược dòng, có đúng không vậy?’ ‘Tâu bệ hạ, đúng vậy.’ Đức vua đã nói rắng: ‘Cô có năng lực gì về việc ấy? Ai mà tin lời nói của cô, nếu không bị điên khùng? Do năng lực gì mà cô đã làm cho con sông Gaṅgā vĩ đại này chảy ngược dòng?’ Cô ấy đã nói rằng: ‘Tâu đại vương, do năng lực của sự chân thật mà thiếp đã làm cho con sông Gaṅgā vĩ đại này chảy ngược dòng.’ Đức vua đã nói rắng: ‘Năng lực của sự chân thật gì có ở nơi cô, khi cô là kẻ trộm, hạng người vô lại, không trong sạch, lường gạt, độc ác, bóc lột những kẻ mê muội?’ ‘Tâu đại vương, sự thật thì thiếp là người như thế ấy.
Tâu đại vương, nếu năng lực của sự chân thật có ở nơi thiếp, thì với điều ấy, trong khi mong muốn, thiếp cũng có thể xoay chuyển thế gian có cả chư Thiên.’ Đức vua đã nói rắng: ‘Vậy thì sự phát nguyện chân thật ấy là điều gì?’ ‘Vậy thì xin đại vương hãy lắng nghe thiếp. Tâu đại vương, người nào dầu là Sát-đế-lỵ, hay Bà-la-môn, hoặc thương buôn, hay nô lệ, hoặc là bất cứ ai ban cho thiếp của cải, thì thiếp phục vụ những người ấy đều bình đẳng. Là ‘Sát-đế-lỵ’ không có gì đặc biệt. Là ‘nô lệ’ không có gì khinh chê. Thiếp hầu hạ người có của cải, thoát ra khỏi sự nuông chiều hay ghét bỏ. Tâu bệ hạ, điều ấy là sự phát nguyện chân thật của thiếp, nhờ nó mà thiếp đã làm cho con sông Gaṅgā vĩ đại này chảy ngược dòng.’
Tâu đại vương, những người đứng vững ở sự chân thật cũng như thế, không có bất cứ ý nghĩa nào mà họ không biết. Tâu đại vương, các con mắt đã được đức vua Sivi bố thí đến kẻ cầu xin, và các thiên nhãn đã được tạo ra lại. Và điều ấy là do sự phát nguyện chân thật. Điều đã được nói ở trong Kinh là: ‘Khi nhục nhãn đã bị hư hoại, khi không có nhân, khi không có nền tảng, thì không có sự tạo ra của thiên nhãn,’ điều ấy được nói liên quan đến con mắt có vật liệu là sự tu tập. Tâu đại vương, xin đại vương hãy ghi nhớ điều này như thế.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Câu hỏi đã khéo được tháo gỡ, sự bắt bẻ đã khéo được giải thích, các học thuyết khác đã khéo được nghiền nát. Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
II. PALI
III. TIENG DUC
Milindapañha, Teil 4
1. Kapitel
Mil. 4.1.12. Der Wahrheitsakt - 4.1.5. Sivirājacakkhudānapañho
"Ihr sagt da, ehrwürdiger Nāgasena, daß der König Sivi einem Bettler seine eigenen Augen hingab und daß dem der Augen Beraubten alsbald himmlische Augen entstanden. Dies ist eine fade, tadelnswerte, verwerfliche Behauptung. In der Sammlung der Lehrreden heißt es doch, daß nach Aufhebung der Ursache, also ohne Ursache und eine Grundlage, das himmlische Auge nicht entstehen kann (der König nimmt offenbar an, daß die fleischlichen Augen die Grundlagen der himmlische seien). Wenn also, ehrwürdiger Nāgasena, der König Sivi dem Bettler wirklich seine Augen hingegeben hat, so ist die Behauptung, daß ihm darauf neue entstanden seien, eben falsch. Ist es aber dennoch wahr, daß ihm himmlische Augen entstanden sind, so muß eben die Behauptung, daß er seine Augen weggegeben hatte, falsch sein. Dies ist ein zweischneidiges Problem, das dir da gestellt ist, verknüpfter denn ein Knoten, spitzer denn eine Pfeilspitze, dichter denn ein Dickicht. So nimm dir also vor, die Sache zum Abschluß zu bringen, um die Gegner zu überführen."
"Daß der König Sivi, o König, dem Bettler seine Augen hingegeben hat, darüber brauchst du keine Bedenken zu hegen. Und daß ihm danach himmlische Augen entstanden sind, auch daran brauchst du nicht zu zweifeln."
"Kann denn, ehrwürdiger Nāgasena, wenn die Ursache einmal zerstört ist, also ohne die nötige Bedingung und Ursache, das himmlische Auge zum Entstehen kommen?"
"Gewiß nicht, o König."
"Was war denn nun aber in diesem Falle die Ursache, o Herr? Mache mich doch mit jener Ursache bekannt!"
"Nun gut, o König. Gibt es wohl in der Welt so ein Ding wie die Wahrheit, vermöge welcher diejenigen, die sie aussprechen, einen Wahrheitsakt auszuüben imstande sind?"
"Gewiß, o Herr. Es hat damit seine Richtigkeit. Die einen Wahrheitsakt ausführen, können Wolken herabregnen lassen, Feuer löschen, Gift unwirksam machen und mannigfache andere Leistungen vollbringen."
"So hat es also damit seine Richtigkeit, o König, und trifft zu, daß dem König Sivi durch die Kraft der Wahrheit das himmlische Auge entstanden ist. Ja, durch die Kraft der Wahrheit, ohne irgend welche weitere Grundlage, ist ihm das himmlische Auge entstanden. Die Wahrheit bildete eben die Grundlage zur Entstehung des himmlischen Auges.
Wenn da irgend ein Magier, o König, eine Beschwörungsformel hersagt, wie zum Beispiel <Möge ein gewaltiger Regen niederkommen!> und infolgedessen ein gewaltiger Regen entsteht, ist da wohl in diesem Falle die Ursache hierfür in den Lüften aufgespeichert?"
"Nein, o Herr. Die Beschwörungsformel selber ist da die Ursache."
"Ebenso auch, o König, war es bei König Sivi keine gewöhnliche Ursache. Die Wahrheit selber war eben die Ursache, der zufolge ihm das himmlische Auge entstand.
Oder nimm an, o König, irgend ein Magier sage (bei einer Feuersbrunst) die Beschwörungsformel her: <Möge die brennende, flackernde, mächtige Feuermasse zurückweichen!> - und dieselbe weiche infolgedessen in demselben Augenblicke zurück. War dann wohl in diesem Falle in der großen Feuermasse die Ursache aufgespeichert, derzufolge das Feuer augenblicklich zurückwich?"
"Nein, o Herr. Die Beschwörungsformel selber bildete da die Ursache."
"Ebenso auch, o König, war es bei König Sivi keine gewöhnliche Ursache. Die Wahrheit selber war eben die Ursache, der zufolge ihm das himmlische Auge entstand.
Oder nimm an, o König, irgend ein Magier sage die Beschwörungsformel her: <Möge das Halāhalagift unwirksam werden!> - und in demselben Augenblicke verlöre es seine Wirkung. Ist da wohl in diesem Falle, o König, in dem Gifte irgend welche Ursache aufgespeichert, der zufolge es in einem Augenblicke unwirksam wird?"
"Nein, o Herr. Die Beschwörungsformel bildet da die einzige Ursache."
"Ebenso auch, o König, war es bei König Sivi keine gewöhnliche Ursache, sondern die Wahrheit war die einzige Ursache dafür, daß ihm die Augen entstanden. Auch zur Durchschauung der Vier Edlen Wahrheiten, o König, bedarf es keiner anderen Grundlage, denn wer eben die Wahrheit zur Grundlage nimmt, vermag die Vier Edlen Wahrheiten zu schauen.
Es lebt da ein König im Chinalande. Wenn derselbe dem Meer ein Opfer darzubringen wünscht, führt er alle vier Monate einen Wahrheitsakt aus und fährt dann mit seinem Wagen eine Meile weit in das Meer hinaus. Und vor dem Vorderteile seines Wagens weicht die mächtige Wassermasse zurück, und beim Zurückfahren flutet sie wieder heran. Könnte wohl jemals in der Welt von Göttern oder Menschen vermittelst der natürlichen Körperkraft das gewaltige Meer zum Zurückweichen gebracht werden?"
"Nein, o Herr. Nicht einmal bei einem ganz winzigen Teich wäre dies möglich, geschweige denn bei dem gewaltigen Meer."
"Auf solche Weise, o König, hat man die Wirkungskraft der Wahrheit aufzufassen. Und es gibt nichts, was nicht durch die Wirkungskraft der Wahrheit zu erreichen wäre.
Einst, o König, da befand sich der tugendhafte König Asoka in seiner Stadt Pātaliputta von Stadt- und Landvolk, Räten, Söldnertruppen und Großen umgeben. Und da gerade sein Blick auf den fünfhundert indische Meilen langen und eine Meile breiten Gangesstrom fiel, wie er, randvoll mit frischem Wasser, vorbeifloss, fragte er: <Könnte wohl jemals irgend einer diesen gewaltigen Ganges zwingen, stromaufwärts zu fließen?>
<Schwerlich, o Herr> - war die Antwort seiner Räte.
Es erfuhr aber eine gewisse Kurtisane, namens Bindumatī, die ebenfalls am Ufer stand, von dieser Frage des Königs. Und sie sprach: <Ich lebe zwar nur als eine Kurtisane in Pātaliputta, die ihren Körper verkauft und auf die niedrigste Weise ihren Lebensunterhalt verdient. Trotzdem aber soll mich der König einen Wahrheitsakt ausüben sehen.> Und sie führte ihren Wahrheitsakt aus, so daß in demselben Augenblicke vor den Augen der großen Menge der ständig strömende, mächtige Ganges aufwärts zu fließen begann. Sobald aber der König das durch die Strudel, die Wellen und Wogen des mächtigen Ganges erzeugte Getöse vernahm, geriet er außer sich vor Staunen. Und voll Verwunderung und Staunen fragte er seine Räte, was wohl der Grund sein möge, daß der mächtige Ganges stromaufwärts fließe. - <Eine Kurtisane namens Bindumatī, o König, hat nach dem Vernehmen deiner Worte einen Wahrheitsakt ausgeführt, und zufolge eben jenes Wahrheitsaktes fließt nun der mächtige Ganges stromaufwärts.> Und erregten Herzens und in aller Hast eilte der König selber zu jener Kurtisane und fragte sie: <Ist es wirklich wahr, daß du durch einen Wahrheitsakt den Ganges dazu gebracht hast, stromaufwärts zu fließen?>
<Ja, o Herr.>
<Wie kannst du denn über so etwas Macht besitzen?> fragte der König. <Wie wird wohl einer, der nicht gerade von Sinnen ist, jemals auf deine Worte hören? Zufolge welcher Kraft konntest du diesen mächtigen Ganges zwingen, stromaufwärts zu fließen?>
<Durch die Macht der Wahrheit, o König.>
<Wie kann dir wohl Wahrheitskraft eignen, einer diebischen, betrügerischen Hure, die ausschweifend ist, sittenlos und schamlos, und verblendete Männer ihres Geldes beraubt?>
<Es ist wohl wahr, o König, daß ich das bin. Nichtsdestoweniger aber wohnt mir eine Wahrheitskraft inne, durch die ich, wenn ich wollte, selbst die Welt mit allen ihren Göttern umstürzen könnte.>
<Worin besteht denn dieser Wahrheitsakt? Lasse mich das doch wissen!>
<Wer mir auch immer Geld gibt, sei's ein Adeliger, Brahmane, Kaufmann oder Diener, alle bediene ich ganz gleich. Weder ziehe ich den Adeligen vor, noch verachte ich den Diener. Ohne Zuneigung oder Abneigung bediene ich den, der zahlt. Dies, o Herr, ist mein Wahrheitsakt, durch den ich diesen mächtigen Ganges gezwungen habe, stromaufwärts zu fließen.>
Somit also, o König, gibt es nichts, was die in der Wahrheit Gefestigten nicht imstande wären zu erreichen. Und wenn der König Sivi einem Bettler seine eigenen Augen hingab und ihm darauf himmlische Augen entstanden, so geschah das eben bloß zufolge des Wahrheitsaktes. Wenn es in den Lehrreden heißt, daß nach Aufhebung der Ursache, also ohne Grund und Ursache, das himmlische Auge nicht zur Entstehung gelangen kann, so ist dies eben bloß mit Hinsicht auf das durch geistige Übung gezeugte Auge gesagt (die Grundlage zur Entstehung des himmlischen Auges ist demnach nicht das fleischliche Auge, sondern die "geistige Übung" (bhāvanā - wörtl. Entfaltung). So hast du dies zu verstehen, o König."
"Vortrefflich, ehrwürdiger Nāgasena! Gut hast du das Problem gelöst, meinen Einwand beantwortet und die Ansichten der anderen gänzlich zunichte gemacht. So ist es. Das gebe ich zu."
--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:
94. Bố thí hai mắt lại được thiên nhãn- Thưa đại đức! Trẫm nghe Đức Thế Tôn có thuyết rằng, đức vua Sìvi do móc hai mắt của mình bố thí cho người đến xin nên có được thiên nhãn! Điều này trẫm nghi ngờ lắm! Móc đi hai mắt, nghĩa là không còn tròng mắt, chẳng có con ngươi, thì không rõ thiên nhãn phát sanh chỗ nào?
- Đại vương! Đây là loại câu hỏi vượt ngoài tầm mức của lý trí, ở ngoài các định luật tự nhiên, không rõ đại vương có đầy đủ đức tin để lãnh hội chăng?
- Đại đức cứ nói.
- Vâng, có hai ba-la-mật là chân thật (sacca) và nguyện lực (adthitthàna) ở trong mười ba-la-mật, đại vương có biết chăng?
- Thưa, có biết.
- Nếu hai ba-la-mật này được kết hợp thành một khối nhất như, gọi là "nguyện lực chân thật" thì bất cứ chuyện gì trên thế gian này cũng đều được thành tựu như ý muốn, thưa đại vương!
- Xin đại đức nói cụ thể hơn một chút.
- Khi trời không có mưa thì với "nguyện lực chân thật" này, cầu cho trời có mưa, tức khắc mưa rơi xuống. Như lửa đang cháy, với “nguyện lực chân thật" cầu cho lửa tắt thì lửa sẽ tắt. Thậm chí bị chất độc họa hại sinh mạng, với “nguyện lực chân thật" thì chất độc cũng không còn. Nếu một dòng sông chảy xuôi, với "nguyện lực chân thật", nước có thể chảy ngược dòng! Điều ấy quả là khó tin phải không đại vương?
- Với mọi người thì khó tin, nhưng trẫm thì trẫm tin.
- Hay lắm! Đức vua Sìvì cũng như thế đó, tâu đại vương! Với “nguyện lực chân thật" nó tạo ra một năng lực siêu nhiên, năng lực siêu nhiên ấy làm cho đức vua phát sanh thiên nhãn. Chuyện khó tin nhưng có thật đấy, tâu đại vương!
Suy nghĩ một lát, đức vua lại hỏi:
- Những chuyện mà đại đức vừa nói, như mưa rơi xuống, lửa tắt, tiêu tan chất độc, dòng sông chảy ngược... Nói tóm lại là do nhân gì, duyên gì?
- Chính "nguyện lực chân thật" ấy là nhân, cũng chính "nguyện lực chân thật" ấy là duyên, tâu đại vương!
- Trong kinh có trường hợp nào cụ thể phát sanh năng lực siêu nhiên bởi nhân duyên "nguyện lực chân thật" ấy chăng, thưa đại đức?
- Thưa có! Đức vua danh hiệu là Cina, trị vì xứ Cina, có tâm mong muốn được dong xe ngựa ngao du trên biển cả, ngài bèn phát nguyện "nguyện lực chân thật" ròng rã bốn tháng trường như thế với tâm kiên trú bất thối. Hôm kia, bằng vào một niềm tin không lay động, đức vua dong ra biển trên một cổ xe có bốn ngựa kéo. Đức vua xứ Cina rất lấy làm thỏa thích, kể lại rằng, cỗ xe bốn ngựa ngao du trên biển xa chừng một do tuần, các làn sóng tạt lên gọng xe như nước tạt trên lá sen mà thôi. Đó là một chuyện, tâu đại vương.
- Trẫm muốn nghe thêm ví dụ cụ thể nữa.
- Đức vua Dhammasoka, hôm nọ, cùng với quân hầu ngự ra khỏi hoàng thành, thấy con sông nước chảy cuồn cuộn, chợt khởi lên ý nghĩ lạ thường rồi nói với quân hầu rằng:"Này các khanh, các khanh có thấy hoặc có biết ai trên thế gian này có khả năng làm cho con sông này nước chảy ngược lại chăng?"
Lúc ấy, ở bên sông có người kỹ nữ nghe được, cô ta bèn phát ngôn bằng "nguyện lực chân thật" như vầy: "Tôi đây làm nghề kỹ nữ, bốn mùa bán thân nuôi miệng, sở dĩ như vậy là vì tôi chỉ muốn duy trì mạng sống chứ không có lý do nào khác. Điều ấy là hoàn toàn chân thật. Nếu lời tôi nói đây là chân thật thì xin dòng sông này chảy ngược ngay bây giờ, ngay trước mặt cho đức vua Dhammasoka trông thấy!" Lời cô kỹ nữ vừa dứt, dòng sông tức khắc chảy ngược, đức vua kinh ngạc quá đổi, không rõ nguyên nhân tại sao!
Khi biết rõ dòng sông chảy ngược là bởi do cô kỹ nữ, đức vua kêu lại phán hỏi: "Cô là dạ xoa hay long vương mà có oai lực như thế?" Cô kỹ nữ kính cẩn thưa: "Đấy là do sức mạnh của sự nói thật, chứ không phải do oai lực của một phi nhân nào cả, tâu đại vương!" Đức vua không tin, bảo rằng: "Có gì ở nơi ngươi, mà ngươi bảo rằng "chơn ngôn" (lời nói chân thật)?Ngươi là người không có trí tuệ, bốn mùa chơi bời, dâm ô, không có nết hạnh! Ngươi chỉ biết cám dỗ tình dục mọi người, làm cho bao nhiêu đàn ông hư hỏng phải mê đắm, tan cửa nát nhà! Vậy có gì là đạo đức, hiền thiện ở nơi ngươi đâu mà dám bảo là "nguyện lực chân thật". Hãy nói cho trẫm nghe xem!" Cô kỹ nữ bèn đáp: "Tâu đại vương! Chính do tiện nữ nói thật nên "nguyện lực chân thật" kia mới tựu thành năng lực phi thường như thế!"
Nghe xong câu chuyện, đức vua Mi-lan-đà trầm ngâm:
- Qua các ví dụ của đại đức, bây giờ trẫm đã tin là đức vua Sìvi quả có phát sanh thiên nhãn do bố thí hai mắt bằng "nguyện lực chân thật" của mình. Thật là kỳ diệu vậy!
- Đại vương! Đây là loại câu hỏi vượt ngoài tầm mức của lý trí, ở ngoài các định luật tự nhiên, không rõ đại vương có đầy đủ đức tin để lãnh hội chăng?
- Đại đức cứ nói.
- Vâng, có hai ba-la-mật là chân thật (sacca) và nguyện lực (adthitthàna) ở trong mười ba-la-mật, đại vương có biết chăng?
- Thưa, có biết.
- Nếu hai ba-la-mật này được kết hợp thành một khối nhất như, gọi là "nguyện lực chân thật" thì bất cứ chuyện gì trên thế gian này cũng đều được thành tựu như ý muốn, thưa đại vương!
- Xin đại đức nói cụ thể hơn một chút.
- Khi trời không có mưa thì với "nguyện lực chân thật" này, cầu cho trời có mưa, tức khắc mưa rơi xuống. Như lửa đang cháy, với “nguyện lực chân thật" cầu cho lửa tắt thì lửa sẽ tắt. Thậm chí bị chất độc họa hại sinh mạng, với “nguyện lực chân thật" thì chất độc cũng không còn. Nếu một dòng sông chảy xuôi, với "nguyện lực chân thật", nước có thể chảy ngược dòng! Điều ấy quả là khó tin phải không đại vương?
- Với mọi người thì khó tin, nhưng trẫm thì trẫm tin.
- Hay lắm! Đức vua Sìvì cũng như thế đó, tâu đại vương! Với “nguyện lực chân thật" nó tạo ra một năng lực siêu nhiên, năng lực siêu nhiên ấy làm cho đức vua phát sanh thiên nhãn. Chuyện khó tin nhưng có thật đấy, tâu đại vương!
Suy nghĩ một lát, đức vua lại hỏi:
- Những chuyện mà đại đức vừa nói, như mưa rơi xuống, lửa tắt, tiêu tan chất độc, dòng sông chảy ngược... Nói tóm lại là do nhân gì, duyên gì?
- Chính "nguyện lực chân thật" ấy là nhân, cũng chính "nguyện lực chân thật" ấy là duyên, tâu đại vương!
- Trong kinh có trường hợp nào cụ thể phát sanh năng lực siêu nhiên bởi nhân duyên "nguyện lực chân thật" ấy chăng, thưa đại đức?
- Thưa có! Đức vua danh hiệu là Cina, trị vì xứ Cina, có tâm mong muốn được dong xe ngựa ngao du trên biển cả, ngài bèn phát nguyện "nguyện lực chân thật" ròng rã bốn tháng trường như thế với tâm kiên trú bất thối. Hôm kia, bằng vào một niềm tin không lay động, đức vua dong ra biển trên một cổ xe có bốn ngựa kéo. Đức vua xứ Cina rất lấy làm thỏa thích, kể lại rằng, cỗ xe bốn ngựa ngao du trên biển xa chừng một do tuần, các làn sóng tạt lên gọng xe như nước tạt trên lá sen mà thôi. Đó là một chuyện, tâu đại vương.
- Trẫm muốn nghe thêm ví dụ cụ thể nữa.
- Đức vua Dhammasoka, hôm nọ, cùng với quân hầu ngự ra khỏi hoàng thành, thấy con sông nước chảy cuồn cuộn, chợt khởi lên ý nghĩ lạ thường rồi nói với quân hầu rằng:"Này các khanh, các khanh có thấy hoặc có biết ai trên thế gian này có khả năng làm cho con sông này nước chảy ngược lại chăng?"
Lúc ấy, ở bên sông có người kỹ nữ nghe được, cô ta bèn phát ngôn bằng "nguyện lực chân thật" như vầy: "Tôi đây làm nghề kỹ nữ, bốn mùa bán thân nuôi miệng, sở dĩ như vậy là vì tôi chỉ muốn duy trì mạng sống chứ không có lý do nào khác. Điều ấy là hoàn toàn chân thật. Nếu lời tôi nói đây là chân thật thì xin dòng sông này chảy ngược ngay bây giờ, ngay trước mặt cho đức vua Dhammasoka trông thấy!" Lời cô kỹ nữ vừa dứt, dòng sông tức khắc chảy ngược, đức vua kinh ngạc quá đổi, không rõ nguyên nhân tại sao!
Khi biết rõ dòng sông chảy ngược là bởi do cô kỹ nữ, đức vua kêu lại phán hỏi: "Cô là dạ xoa hay long vương mà có oai lực như thế?" Cô kỹ nữ kính cẩn thưa: "Đấy là do sức mạnh của sự nói thật, chứ không phải do oai lực của một phi nhân nào cả, tâu đại vương!" Đức vua không tin, bảo rằng: "Có gì ở nơi ngươi, mà ngươi bảo rằng "chơn ngôn" (lời nói chân thật)?Ngươi là người không có trí tuệ, bốn mùa chơi bời, dâm ô, không có nết hạnh! Ngươi chỉ biết cám dỗ tình dục mọi người, làm cho bao nhiêu đàn ông hư hỏng phải mê đắm, tan cửa nát nhà! Vậy có gì là đạo đức, hiền thiện ở nơi ngươi đâu mà dám bảo là "nguyện lực chân thật". Hãy nói cho trẫm nghe xem!" Cô kỹ nữ bèn đáp: "Tâu đại vương! Chính do tiện nữ nói thật nên "nguyện lực chân thật" kia mới tựu thành năng lực phi thường như thế!"
Nghe xong câu chuyện, đức vua Mi-lan-đà trầm ngâm:
- Qua các ví dụ của đại đức, bây giờ trẫm đã tin là đức vua Sìvi quả có phát sanh thiên nhãn do bố thí hai mắt bằng "nguyện lực chân thật" của mình. Thật là kỳ diệu vậy!
V. TIENG ANH/SU PESALA DICH
5. Asseveration of Truth
“King Sãvi gave his eyes to someone who begged for them
and new eyes arose in their place.76 How is this possible?”
“It was by the power of the truth that it happened. As
when mystics recite the truth they can make the rain fall,
drive back fire or neutralize poison.
“When Asoka the righteous ruler stood one day among
the townsfolk of Pàñaliputta he said to his ministers; ‘Is there
anyone who could make this great Ganges flow backwards
and upstream?’ Then a certain courtesan, named Bindumatã,
was in the crowd and she performed an act of truth. At that
very moment the mighty Ganges, roaring and raging, rolled
back upstream in sight of everyone. The king, awestruck,
sought out the woman who was the cause of this and asked
her, ‘What is the act of truth by which you did this?’ She replied,
‘Whoever pays me, whether he is a brahmin, a noble, a
tradesman or a servant, I regard them all alike. Free from bias
I do service to him who has paid me. This is the basis of the
act of truth77 by which I turned the Ganges back.’
“There is no ordinary cause for those things to
happen but the power of truth is itself the cause. And there
is no reason for the realisation of the Four Noble Truths
other than the power of truth.”
--
71. DhA. iii. 302f, Dhp. v 223.
72. Jà. iii. 405, Dhp. v 177.
73. AA. i. 207f.
74. Vin. i. 217-8. Having promised meat broth to a monk she was unable to buy any meat
so she cut a piece from her own thigh prepared broth and offered it to the monk. When
the Buddha met her the wound healed miraculously. See also Dilemma 73.
75. DhA. iii. 321, Dhp. v 226.
76. Jà. No. 499.
VI. Thao luan
Thao luan 2: Chu truong cua Phat co nhung dieu gi dac biet, so voi nhung suy nghi trong the gian? Nhung dieu gi kha thi? Dieu gi kho kha thi?
Thao luan 3: Duyen cua Ban voi Duc Phat va Phat phap?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét