MILINDAPAÑHAPĀLI
MILINDA VẤNĐẠO
00. TU VUNG:
I SU* INDACANDA DICH:
VII. PHẨM XÁC ĐỊNH CÁC PHÁP VÔ SẮC
11. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, ngài nói như vầy: ‘Có thể ngưng các hơi thở ra hơi thở vào?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Có thể ngưng các hơi thở ra hơi thở vào.”
“Thưa ngài Nāgasena, làm thế nào có thể ngưng các hơi thở ra hơi thở vào?”
“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Đại vương đã được nghe trước đây người nào đang ngáy không?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Đã được nghe trước đây.”
“Tâu đại vương, phải chăng âm thanh ấy có thể ngưng lại khi cơ thể được khom vào?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Có thể ngưng lại.”
“Tâu đại vương, bởi vì âm thanh ấy có thể ngưng lại khi cơ thể được khom vào là đối với người có thân chưa được tu tập, có giới chưa được tu tập, có định chưa được tu tập, có tuệ chưa được tu tập. Trái lại, đối với người có thân đã được tu tập, có giới đã được tu tập, có định đã được tu tập, có tuệ đã được tu tập, đã chứng đạt tứ thiền, phải chăng hơi thở ra hơi thở vào của người này sẽ không được ngưng lại?”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. PALI
11. Rājā āha: "bhante nāgasena, tumhe evaṃ bhaṇatha 'sakkā assāsapassāse nirodhetunti?"
"Āma mahārāja, sakkā assāsapassāse nirodhetunti"
"Kathambhante nāgasena sakkā assāsapassāse nirodhetunti?"
"Taṃ kimmaññasi mahārāja sutapubbo te koci kākacchamāno?" Ti.
"Āma bhante, sutapubbo" ti.
"Kinnukho mahārāja so saddo kāye namite virameyyā?" Ti.
"Āma bhante virameyyā" ti,
"So hi nāma mahārāja saddo abhāvitakāyassa abhāvitasīlassa abhāvitacittassa abhāvitapaññassa kāye namite viramissati kimpana bhāvitakāyassa bhāvitasīlassa bhāvitacittassa bhāvitapaññassa catutthajjhānaṃ samāpannassa assāsapassāsā na nirujjhissantī?" Ti.
"Kallo'si bhante nāgasenā' ti.
"Āma mahārāja, sakkā assāsapassāse nirodhetunti"
"Kathambhante nāgasena sakkā assāsapassāse nirodhetunti?"
"Taṃ kimmaññasi mahārāja sutapubbo te koci kākacchamāno?" Ti.
"Āma bhante, sutapubbo" ti.
"Kinnukho mahārāja so saddo kāye namite virameyyā?" Ti.
"Āma bhante virameyyā" ti,
"So hi nāma mahārāja saddo abhāvitakāyassa abhāvitasīlassa abhāvitacittassa abhāvitapaññassa kāye namite viramissati kimpana bhāvitakāyassa bhāvitasīlassa bhāvitacittassa bhāvitapaññassa catutthajjhānaṃ samāpannassa assāsapassāsā na nirujjhissantī?" Ti.
"Kallo'si bhante nāgasenā' ti.
III. TIENG DUC
4. Kapitel
2.7. Arūpadhammavavattanavaggo
Mil. 3.4.10. Aufhebung des Atems - 2.7.10. Dīghaṭṭhipañho
Der König sprach: "Ihr sagt da, ehrwürdiger Nāgasena, daß es möglich sei, Ein- und Ausatmung aufzuheben."
"Ja, o König, das kann man auch."
"Auf welche Weise aber bringt man das zustande, ehrwürdiger Nāgasena?"
"Sage, König, du hast doch wohl schon irgend einen Menschen schnarchen hören?"
"Gewiß, o Herr."
"Wenn nun ein solcher, o König, sich mit dem Körper umdreht, hört da nicht wohl alsbald das Schnarchen auf?"
"Gewiß, o Herr."
"Wenn nun aber bei einem, o König, der sich in Hinsicht auf Körper, Sittlichkeit, Geist und Weisheit noch gar nicht geübt hat, schon infolge einer bloßen Körperdrehung jenes Geräusch aufhört, warum sollte denn da bei einem, der sich in diesen Dingen geübt hat, durch den Eintritt in die vierte Vertiefung nicht auch die Ein- und Ausatmung zur Aufhebung gelangen können?"
(Die zeitweilige Aufhebung des Atems vollzieht sich nämlich beim Eintritt in die vierte Vertiefung, jhāna)
"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"
(Die zeitweilige Aufhebung des Atems vollzieht sich nämlich beim Eintritt in die vierte Vertiefung, jhāna)
--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:
83. Ngưng hơi thở- Thưa đại đức, các sa môn Thích tử có thuyết rằng, nếu nhập định đến một độ sâu nào đó người ta có thể ngưng hơi thở mà vẫn không chết?
- Đúng vậy.
- Đại đức có thể cắt nghĩa được chăng?
- Vâng, nhưng đại vương có biết các loại hơi thở thường liên hệ với tâm con người như thế nào không?
- Quả thật chưa biết.
- Vậy thì đại vương hãy nghe đây. Người mà tâm địa nóng nảy, độc ác, xan tham, nhiều mê si thì hơi thở của họ thô tháo, dồn dập, đứt quảng, nặng nề. Còn người tâm an ổn, vắng lặng, thư thái, mát mẻ thì hơi thở nhẹ nhàng, điều hòa, diu và sâu. Đại vương có biết điều đó chăng?
- Thưa, có biết.
- Thế người ngủ mà thường ngáy thì ra sao?
- Có trường hợp người ban ngày làm việc nhiều, tối ngủ mê mà ngáy. Có người ham ăn, mê ngủ, đầu óc rỗng không, to mập, ngủ thường ngáy. Có người chất phát, vô tư, không lo, không nghĩ, nằm ngủ thường ngáy. Có người thân bệnh hoạn, tâm không được tu tập, ngủ thường ngáy - thưa đại đức.
- Nhưng nói chung thì ngáy, hơi thở họ ra sao? Ngủ mà ngáy thì tốt hay xấu?
- Khi ngáy, hơi thể nặng nề, thô trọc; biểu hiện trạng thái tâm không yên tĩnh nên đa phần là xấu.
- Đúng vậy. Còn người khi sắp chết, hơi thể khò khè, phát ra tiếng kêu ức ức hoặc vật mình vật mẩy, hoặc rống như trâu bò hoặc kêu như heo bị chọc tiết là sao?
- Đấy là biểu hiện một cái tâm buông lung, phóng dật, thân khẩu ý tự tung tự tác làm càn, làm quấy, làm dữ, không có giới, không có định, không có trí. Còn những biểu hiện kèm theo như kêu rống là do tạo ác nghiệp quá nặng... Chẳng hay trẫm nghĩ như thế có đúng không, đại đức?
- Hoàn toàn đúng. Cho nên hơi thở càng thô, tâm càng thô, hơi thở càng tế, tâm càng tế. Những vị tỳ kheo càng đi sâu vào thiền định thì thân an tịnh, tâm sẽ an tịnh. Thân tâm càng an tịnh thì hơi thở càng lúc càng dịu nhẹ, vi tế. Đến một lúc nào đó thân hoàn toàn chỉ tịnh thì tâm cũng hoàn toàn chỉ tịnh. Lúc ấy hơi thở cũng mất luôn, chấm dứt luôn hơi thở nhưng sự sống, sức nóng vẫn còn tồn tại.
- Có thể là đúng vì nghe rất hợp lý.
- Đấy không phải là cái lý mà là sự thật. Các tỳ kheo nhập tứ thiền có thể ngưng hơi thở, các vị Thánh nhập định diệt thọ, tưởng - không những các ngài chỉ ngưng hơi thở mà còn ngưng luôn cả cảm giác và tri giác đấy, tâu đại vương!
- Cảm ơn đại đức đã cho trẫm mở rộng kiến văn.
Đại đức Na-tiên mỉm cười, chỉnh thêm một lượt nữa:
- Đấy không chỉ là kiến văn mà là "sự thật" khá thâm sâu của giáo pháp, tâu đại vương!
- Thật là kỳ diệu.
- Đúng vậy.
- Đại đức có thể cắt nghĩa được chăng?
- Vâng, nhưng đại vương có biết các loại hơi thở thường liên hệ với tâm con người như thế nào không?
- Quả thật chưa biết.
- Vậy thì đại vương hãy nghe đây. Người mà tâm địa nóng nảy, độc ác, xan tham, nhiều mê si thì hơi thở của họ thô tháo, dồn dập, đứt quảng, nặng nề. Còn người tâm an ổn, vắng lặng, thư thái, mát mẻ thì hơi thở nhẹ nhàng, điều hòa, diu và sâu. Đại vương có biết điều đó chăng?
- Thưa, có biết.
- Thế người ngủ mà thường ngáy thì ra sao?
- Có trường hợp người ban ngày làm việc nhiều, tối ngủ mê mà ngáy. Có người ham ăn, mê ngủ, đầu óc rỗng không, to mập, ngủ thường ngáy. Có người chất phát, vô tư, không lo, không nghĩ, nằm ngủ thường ngáy. Có người thân bệnh hoạn, tâm không được tu tập, ngủ thường ngáy - thưa đại đức.
- Nhưng nói chung thì ngáy, hơi thở họ ra sao? Ngủ mà ngáy thì tốt hay xấu?
- Khi ngáy, hơi thể nặng nề, thô trọc; biểu hiện trạng thái tâm không yên tĩnh nên đa phần là xấu.
- Đúng vậy. Còn người khi sắp chết, hơi thể khò khè, phát ra tiếng kêu ức ức hoặc vật mình vật mẩy, hoặc rống như trâu bò hoặc kêu như heo bị chọc tiết là sao?
- Đấy là biểu hiện một cái tâm buông lung, phóng dật, thân khẩu ý tự tung tự tác làm càn, làm quấy, làm dữ, không có giới, không có định, không có trí. Còn những biểu hiện kèm theo như kêu rống là do tạo ác nghiệp quá nặng... Chẳng hay trẫm nghĩ như thế có đúng không, đại đức?
- Hoàn toàn đúng. Cho nên hơi thở càng thô, tâm càng thô, hơi thở càng tế, tâm càng tế. Những vị tỳ kheo càng đi sâu vào thiền định thì thân an tịnh, tâm sẽ an tịnh. Thân tâm càng an tịnh thì hơi thở càng lúc càng dịu nhẹ, vi tế. Đến một lúc nào đó thân hoàn toàn chỉ tịnh thì tâm cũng hoàn toàn chỉ tịnh. Lúc ấy hơi thở cũng mất luôn, chấm dứt luôn hơi thở nhưng sự sống, sức nóng vẫn còn tồn tại.
- Có thể là đúng vì nghe rất hợp lý.
- Đấy không phải là cái lý mà là sự thật. Các tỳ kheo nhập tứ thiền có thể ngưng hơi thở, các vị Thánh nhập định diệt thọ, tưởng - không những các ngài chỉ ngưng hơi thở mà còn ngưng luôn cả cảm giác và tri giác đấy, tâu đại vương!
- Cảm ơn đại đức đã cho trẫm mở rộng kiến văn.
Đại đức Na-tiên mỉm cười, chỉnh thêm một lượt nữa:
- Đấy không chỉ là kiến văn mà là "sự thật" khá thâm sâu của giáo pháp, tâu đại vương!
- Thật là kỳ diệu.
11. “Is it possible to suppress the respiration?”
“Yes it is. As it is possible to stop the snoring of one of
undeveloped mind by bending his body, so it is possible for
one of well developed mind to suppress the respiration.”
--
VI. BAN DICH CUA CAO HUU DINH
58. Ngừng hơi thở
Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, các sa môn trong hàng ngũ của Ðại đức bảo rằng họ có thể
ngưng hơi thở. Làm sao ngưng được?
-- Thưa có. Tâu Ðại vương, Ðại vương đã từng nghe người ngũ ngáy chưa?
-- Thưa có.
-- Khi trở mình người ấy ngưng ngáy, phải không?
-- Thưa phải.
-- Ðấy Ðại vương thấy chưa? Người thường chưa từng học đạo, chưa chế
phục được tác động của thân và khẩu, mà chỉ bằng một cái trở mình cũng đủ
ngưng được tiếng ngáy. Huống là người đã dày công tu luyện, từng khắc
phục được tác động của thân và khẩu, đã quy nhứt được cái tâm, đã chứng
được phép tứ thiền, mà lại không ngưng được hơi thở hay sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét