Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

CẢM THỌ LẠC LÀ THIỆN HAY BẤT THIỆN/ KINH MILANDA VAN DAO



GIOI THIEU:
Sau day chung toi gioi thieu mot doan Kinh lien quan den de tai cam tho trong Milinda van dao. Ban dich A cua Su Indacanda, ban dich B cua Su Gioi Nghiem.

CẢM THỌ LẠC LÀ THIỆN HAY BẤT THIỆN

Ban A/ Su Indacanda dich:

5. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, các thọ lạc là thiện, hay là bất thiện, hay là không xác định?”
“Tâu đại vương, có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là không xác định.”
“Thưa ngài, nếu là thiện thì không khổ, nếu là khổ thì không phải là thiện, ‘vừa là thiện vừa là khổ’ không xảy ra.”
“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Trường hợp đặt xuống khối sắt được nung đỏ ở bàn tay của người đàn ông, ở bàn tay thứ nhì đặt xuống cục tuyết lạnh, tâu đại vương, phải chăng cả hai vật ấy đều có thể gây bỏng?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Cả hai vật ấy đều có thể gây bỏng.”
“Tâu đại vương, có phải cả hai vật ấy đều nóng?”
“Thưa ngài, không phải.”
“Tâu đại vương, có phải cả hai vật ấy đều lạnh?”
“Thưa ngài, không phải.”  
“Đại vương hãy nhận biết lời bắt bẻ. Nếu vật được nung đỏ gây bỏng, tuy nhiên không phải cả hai vật ấy đều là nóng, vì thế không xảy ra. Nếu vật lạnh gây bỏng, tuy nhiên không phải cả hai vật ấy đều là lạnh, vì thế không xảy ra. Tâu đại vương, vậy thì tại sao cả hai vật ấy đều gây bỏng? Không phải cả hai vật ấy đều là nóng, không phải cả hai vật ấy đều là lạnh, mà là một nóng, một lạnh. Vậy mà cả hai vật ấy đều gây bỏng, vì thế không xảy ra.”
“Thưa ngài, trẫm không có khả năng để trò chuyện với nhà diễn thuyết như ngài. Thưa ngài, lành thay xin ngài nói về ý nghĩa.”
Do đó, vị trưởng lão đã giúp cho đức vua Milinda hiểu được bằng sự thuyết giảng liên quan đến Vi Diệu Pháp: “Tâu đại vương, đây là sáu hỷ tâm liên quan thế tục, sáu hỷ tâm liên quan xuất ly, sáu sân tâm liên quan thế tục, sáu sân tâm liên quan xuất ly, sáu xả liên quan thế tục, sáu xả liên quan xuất ly; đây là sáu nhóm sáu. Hơn nữa, ba mươi sáu thọ thuộc quá khứ, ba mươi sáu thọ thuộc vị lai, ba mươi sáu thọ thuộc hiện tại, sau khi gom lại đặt chung lại với nhau thì có một trăm lẻ tám thọ.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
--

Cau hoi 1: The nao la cam tho hi, uu, xa cao thuong va khi nao la cam tho hi uu xa thap hen?

Cau hoi 2: Tho uu nen than can va tho uu khong nen than can? Can tinh cua hanh gia? Tinh co huu ve ai luyen, nong nay, si me, hay nghi ngoi, nhe da hat tin, co tri tue sang suot. Cam nhan qua ca tinh. Ban nang. Can co tac y chan chanh/ huong tam huong giai thoat de khac phuc. Thuong can y duyen nghia la gi*?
* Pakatūpanissayapaccayo hay do Thường Cận Y Duyên mà mãnh lực trợ giúp bằng cách thường làm cho thành tập quán.

Cau hoi 3: Theo Vi dieu phap co tam so tri tue la tam so tinh hao/thien. The thi khi nao goi la ta tri va khi nao la tinh trang liet tue? The nao la thang tue?

Cau hoi 4: Song an lac la sao? Than va tam? Kho than va kho tam?

Cau hoi 5: The nao la hanh gia tim cho o thich hop, hoi chung thich hop, bang hưu thich hop? Gan voi thien!








Ban B/ Su Gioi Nghiem dich:

20. Cảm Thọ
Đức vua lại hỏi tiếp:
- Thưa đại đức! Khi một người cảm thấy vui thì cái ấy là thiện chăng? Và khi cảm thấy khổ thì cái ấy là ác chăng?
- Cũng tùy trường hợp, tâu đại vương! Thọ vui thiện cũng có, ác cũng có, mà vô ký cũng có, ngược lại thọ khổ cũng y như thế.
- Sao lạ vậy? Vui sao có thể là ác? Khổ sao có thể là thiện? Thiện và khổ có lẽ nào lại tương hợp, đi chung đường?
- Khó nói lắm! Tâu đại vương! Trên thế gian này biết bao người đắm đuối trong ngũ dục, trong ác pháp, trược pháp mà họ cứ vẫn nghĩ là vui, là hạnh phúc? Biết bao người làm việc lành, cố gắng lìa xa ngũ dục mà họ cứ vẫn nghĩ là khổ, và họ bảo rằng đấy là khổ thanh cao? Các quan niệm vui khổ quả thật tương đối lắm thay! Nếu như đại vương hiểu rõ về tất cả mọi cảm thọ thì đại vương sẽ không đặt những câu hỏi tương tự.
- Trẫm vẫn chưa hiểu ra điều ấy.
Đại đức Na-tiên hỏi:
- Có người tay mặt nắm lấy một cục sắt nóng, tay trái nắm một phiến băng lạnh! Bần tăng hỏi thử đại vương; hai tay người ấy thọ nhận cảm giác gì? Cả hai tay đều run rẫy chăng?
- Không phải.
- Cả hai tay đều bị nóng đốt chăng?
- Cũng không phải.
- Một tay nóng, một tay lạnh chăng?
- Trong một lúc làm sao có hai cảm giác?
- Vậy thì nóng lạnh giao hòa, đã hòa nhau thì nóng lạnh triệt tiêu?
- Cũng chẳng phải thế!
Đại đức Na-tiên bèn giảng giải:
- Tâu đại vương! Ngay chính những cảm giác nóng lạnh thô tháo ở nơi thân mà chúng ta cũng khó nhận biết, huống hồ là những cảm thọ vi tế thuộc vui, thuộc khổ ở nơi tâm! Vui khổ, thật ra, rất tương đối vậy!
- Xin đại đức giảng rộng ra cho trẫm được lãm tường.
- Thưa vâng, có sáu lạc thọ nương sáu trần cảnh của người thỏa thích trong ngũ dục, đấy gọi là sáu lạc thọ thô trược của thế gian. Có sáu lạc thọ hành trình trong sáu trần cảnh của người xuất ly thế gian, có minh sát tuệ, đấy gọi là sáu lạc thọ thanh cao. Có sáu thọ khổ nương sáu trần cảnh của người đắm say ngũ dục, đấy là sáu khổ thọ thô trược của thế gian. Có sáu khổ thọ hành trình trong sáu trần cảnh của người xuất ly thế gian, có minh-sát-tuệ, đấy gọi là sáu khổ thọ thanh cao. Có sáu xả thọ của người thỏa thích trong ngũ dục, đấy gọi là sáu xả thọ thô trược của thế gian. Có sáu xả thọ hành trình trong sáu trần cảnh của người xuất ly thế gian, có hành minh sát tuệ, được gọi là sáu xả thọ thanh cao. Tất cả mười hai thọ lạc , mười hai thọ khổ, mười hai thọ xả ấy nhân với ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai, tổng cọng có một trăm lẻ tám cảm thọ, tâu đại vương! Vậy thì những cảm thọ ấy, ta có thể xác định được rằng, cảm thọ này là thiện, cảm thọ kia là ác được chăng?
- Khó nói lắm, thưa đại đức .
- Thảng hoặc, có thể xác định được rằng, thọ khổ chính là ác và thọ lạc chính là thiện chăng?
- Cũng khó nói vậy thay!
Trầm ngâm một lát, đại đức Na-tiên hỏi tiếp:
- Thế đại vương còn thắc mắc gì về cảm thọ nữa chăng?
- Còn đấy, thưa đại đức! Tại sao một tay cầm cục sắt nóng, một tay cầm phiến băng lạnh, ta khó cảm nhận được nóng hay lạnh?
- Tâu đại vương! Vì khi xúc phát sanh thọ, thì thọ ấy chỉ có một tâm. Một tâm thì trong một lúc không thể nhận hai trần cảnh được!
- Trường hợp ấy có thể ví, là nếu đã thọ khổ thì không thể thọ lạc, đã thọ lạc thì không thể thọ khổ, phải thế không thưa đại đức?
- Vâng!
- Vậy thì trẫm đã hoàn toàn lãnh hội rồi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét