Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

TIỀN TIỀN VÔ THỈ/ Purimakoṭipañho/ KINH MILANDA/ TIEU BO KINH







Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
III. PHẨM SỞ HỮU TỨ

Ban A/ Su Indacanda dich:

TIỀN TIỀN VÔ THỈ/Không biết điểm bắt đầu/ Purimakoṭipañho

2. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài đã nói là ‘điểm mốc đầu tiên không được nhận biết,’ xin ngài cho ví dụ.”

“Tâu đại vương, giống như một người đặt xuống hạt giống nhỏ ở đất, từ đó mầm cây mọc lên, dần dần đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh, rồi cho trái. Cũng từ đó, sau khi lấy hạt giống rồi lại gieo trồng, cũng từ đó mầm cây mọc lên, dần dần đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh, rồi cho trái. Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”

“Thưa ngài, không có.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế thậm chí điểm mốc đầu tiên của hành trình này không được nhận biết.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

“Tâu đại vương, giống như ‘từ con gà mái có quả trứng, từ quả trứng có con gà mái, từ con gà mái có quả trứng.’ Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”

“Thưa ngài, không có.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế thậm chí điểm mốc đầu tiên của hành trình này không được nhận biết.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

Vị trưởng lão đã vạch vòng tròn ở mặt đất rồi nói với đức vua Milinda điều này:

“Tâu đại vương, có điểm chấm dứt của vòng tròn này chăng?”

“Thưa ngài, không có.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế những vòng quay này đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Tùy thuận vào mắt và các cảnh sắc mà nhãn thức sanh lên. Sự hội tụ của ba điều này là xúc, do duyên xúc có thọ, do duyên thọ có ái, do duyên ái có nghiệp, từ nghiệp mắt lại được sanh ra.’ Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”

“Thưa ngài, không có.”

“Tùy thuận vào tai và các cảnh thinh —(như trên)— Tùy thuận vào ý và các cảnh pháp mà ý thức sanh lên. Sự hội tụ của ba điều này là xúc, do duyên xúc có thọ, do duyên thọ có ái, do duyên ái có nghiệp, từ nghiệp ý lại được sanh ra.’ Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”

“Thưa ngài, không có.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế thậm chí điểm mốc đầu tiên của hành trình này không được nhận biết.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.” 

--

***

Ban B/ ngon ngu Pali / goc:

2. Purimakoṭipañho


2. Rājā āha: "bhante nāgasena yaṃ panetaṃ brūsi 'purimā koṭi na paññāyatī'ti, tassa opammaṃ karohī" ti.

"Yathā mahārāja puriso parittaṃ bījaṃ paṭhaviyaṃ nikkhipeyya, tato aṅkuro uṭṭhahitvā anupubbena vuddhiṃ virūlhiṃ vepullaṃ āpajjitvā phalaṃ dadeyya. Tato'pi [PTS Page 051] [\q 51/] bījaṃ gahetvā puna ropeyya, tato'pi aṅkuro uṭṭhahitvā anupubbena vuddhiṃ viruḷhīṃ vepullaṃ āpajjitvā phalaṃ dadeyya, evametissā santatiyā atthi anto?"Ti.
"Natthi bhante" ti.

"Evameva kho mahārāja addhānassā'pi purimā koṭi na paññāyatī" ti.

"Bhīyyo opammaṃ karohī" ti.

[SL Page 046] [\x 46/]

"Yathā mahārāja kukkuṭiyā aṇḍaṃ, aṇḍato kukkuṭī, kukkuṭiyā aṇḍanti evametissā santatiyā atthi anto?" Ti.

"Natthi bhante" ti.
"Evameva kho mahārāja addhānassā'pi pūrimā koṭi na paññāyatī" ti.
"Bhīyyo opammaṃ karohī" ti.

Thero paṭhaviyā cakkaṃ ālikhitvā milindaṃ rājānaṃ etadavoca: "atthi mahārāja imassa cakkassa anto?" Ti.

"Natthi bhante" ti.

"Evameva kho mahārāja imāni cakkāni vuttāni bhagavatā "cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso phassapaccayā vedanā. Vedanāpaccayā taṇhā. Taṇhāpaccayā kammaṃ. Kammato puna cakkhu eva jāyati. Evametissā santatiyā atthi anto?" Ti.
"Natthi bhante" ti.

"Sotañca paṭicca sadde ca, ghānañca paṭicca gandhe ca, jivhāya paṭicca rasse ca, kāyañca paṭicca phoṭṭhabebha ca manañca paṭicca dhamme ca, uppajjati manoviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā. Vedanāpaccayā taṇhā. Taṇhāpaccayā kammaṃ. Kammato puna mano jāyati. Evametissā santatiyā atthi anto?" Ti.
"Natthi bhante" ti.

"Evameva kho mahārāja addhānassā'pi pūrimā koṭi na paññāyatī" ti.

"Kallo'si bhante nāgasenā" ti.
--
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sltp/Mil_utf8.html#pts.025

--
Tu vung:
1. Addhānamūlapañho
Addhāna: nt. đường dài, lâu dài, đường xa xăm.
Purimakoṭipañho:
- koṭi: f. chót cao, đỉnh chấm chỗ cuối; mười triệu. --ppakoṭi f. mười triệu tỷ. --ppatta a. đã đến chỗ cuối cùng, cố chấp trọn vẹn.
- pañho: mot cau hoi
- prima: a. trước, cựu, trước hết. --jāti f. --ttabhāva. m. tiền kiếp. --taraṃ sớm quá, sớm hơn hết.

***

Ban C Pali/ goc/acesspdf

2. Purimakoṭipañho
2. Rājā āha ‘‘bhante nāgasena, yaṃ panetaṃ brūsi ‘purimā koṭi na paññāyatī’ti, tassa opammaṃ
karohī’’ti. ‘‘Yathā, mahārāja, puriso parittaṃ [paripakkaṃ (ka.)] bījaṃ pathaviyaṃ nikkhipeyya, tato aṅkuro
uṭṭhahitvā anupubbena vuḍḍhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjitvā phalaṃ dadeyya. Tato bījaṃ gahetvā puna
ropeyya, tatopi aṅkuro uṭṭhahitvā anupubbena vuḍḍhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjitvā phalaṃ dadeyya.
Evametissā santatiyā atthi anto’’ti? ‘‘Natthi bhante’’ti. ‘‘Evameva kho, mahārāja, addhānassāpi purimā koṭi
na paññāyatī’’ti.
‘‘Bhiyyo opammaṃ karohī’’ti. ‘‘Yathā, mahārāja, kukkuṭiyā aṇḍaṃ bhaveyya, aṇḍato kukkuṭī kukkuṭiyā
aṇḍanti. Evametissā santatiyā atthi anto’’ti? ‘‘Natthi bhante’’ti. ‘‘Evameva kho, mahārāja, addhānassāpi
purimā koṭi na paññāyatī’’ti.
‘‘Bhiyyo opammaṃ karohī’’ti. Thero pathaviyā cakkaṃ likhitvā milindaṃ rājānaṃ etadavoca ‘‘atthi,
mahārāja, imassa cakkassa anto’’ti? ‘‘Natthi bhante’’ti. ‘‘Evameva kho, mahārāja, imāni cakkāni vuttāni
bhagavatā ‘cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā
vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhāpaccayā upādānaṃ, upādānapaccayā kammaṃ, kammato puna cakkhuṃ
jāyatī’ti. Evametissā santatiyā atthi anto’’ti? ‘‘Natthi bhante’’ti.
‘‘‘Sotañca paṭicca sadde ca…pe… manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati
phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhāpaccayā upādānaṃ, upādānapaccayā kammaṃ,
kammato puna mano jāyatī’ti. Evametissā santatiyā atthi anto’’ti? ‘‘Natthi bhante’’ti. ‘‘Evameva kho,
mahārāja, addhānassāpi purimā koṭi na paññāyatī’’ti.
‘‘Kallosi, bhante nāgasenā’’ti.
Purimakoṭipañho dutiyo.

***
Ban D/ Su Gioi Nghiem

26. Thời gian (hanh trinh) tối sơ?
Đức vua hỏi tiếp:
- Đại đức vừa nói là không thể phanh ra nguồn gốc của thời gian, tức là không thể tìm ra thời gian tối sơ. Điều ấy trẫm hiểu, nhưng trẫm muốn nghe ví dụ.
- Ví dụ như trái cây. Trái chín rụng, hạt rơi xuống thành cây khác, trái khác; và cứ thế tiếp tục đến vô cùng, vô tận. Đại vương có thể nào tìm ra gốc nguồn của trái cây kia chăng?
- Không thể được.
- Cũng thế là thời gian tối sơ của chúng sanh, chẳng thể tìm được, tâu đại vương.
- Cho nghe ví dụ khác.
- Ví dụ trứng gà ấp nở ra gà. Gà con thành gà mẹ, lại đẻ trứng, ấp nở ra bầy gà con. Gà con lớn lên đẻ trứng, ấp nở ra gà nữa và cứ thế tiếp tục đến vô cùng vô tận. Đại vương có thể nào tìm ra gà sinh trứng hay trứng sinh gà? Có thể tìm ra nguồn gốc của con gà kia chăng?
- Không thể được.
- Cũng thế là thời gian tối sơ của chúng sanh, chẳng thể phanh tìm được, tâu đại vương.
- Cho nghe ví dụ nữa.
Na-tiên tỳ khưu vẽ theo cái hình bánh xe rồi nói:
- Đại vương có thể chỉ cho bần tăng thấy chỗ nào là điểm khởi đầu trên cái hình bánh xe này chăng?
- Thưa, chẳng thể.
- Cũng như thế đó là điểm bắt đầu của chúng sanh, chẳng thể tìm ra, tâu đại vương! Trong vòng tử sanh, sanh tử ấy, giống như bánh xe này, không đầu không đuôi; chúng sanh lui tới, vần xoay mãi mãi không ngừng. Đức Thế Tôn đã giải thích về điều ấy như sau:
"Khi có mắt và có sắc thì có nhãn xúc. Có nhãn xúc liền có các cảm thọ. Khổ, lạc và xả. Có các cảm thọ liền có ái phát sanh. Có ái liền có thủ. Có thủ liền có hữu, tức là tạo nghiệp. Có tạo nghiệp nên phải sanh trở lại để nhận quả báo.
Khi có tai và có âm thanh thì có nhĩ xúc. Có nhĩ xúc liền có các cảm thọ. Có thọ liền có ái, có thủ, có hữu, tức là tạo nghiệp thiện ác hoặc bất động. Có tạo nghiệp nên phải sanh trở lại để thọ nhận quả báo. Cũng giống như thế với mũi và hương, lưỡi và vị, thân và vật xúc chạm, ý và pháp. Tất cả chúng là những tác động, là nhân, là duyên đưa đến tái sanh, tương tục vần xoay không gián đoạn, vô thỉ, vô chung".
Như thế thì làm thế nào tìm ra được đầu mối của sinh tử, thời gian tối sơ, nguyên nhân đầu tiên của chúng sanh được, hở đại vương?

- Thưa, quả vậy.
--
http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-mitien/mitien-02.htm
- Nhan xet: Chu thoi gian o day, chung toi thay kho hieu, phai chang co the hieu de dang la hanh trinh (CY).
***

Phan thao luan:

1. Khoi thuy cua hanh trinh va coi nguon cua sanh tu khac nhau nhu the nao?
2. Tien tien vo thy, hau hau vo chung. Cau nay co tuong hop voi phat phap?
3. Tu vo thuy von mot mau thanh tinh va cau ban lai dien muc. 2 cau nay co gi khong phu hop voi bai hoc hom nay?
4. Voi nguoi tu Phat, tai sao ko can tim hieu ve khoi thuy cua doi song?
5. Phai chang quan niem khoi thuy cua su song thuong gan lien voi giao thuyet Thuong de phai khong?



 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét