Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

CAU HOI VE VIEC TACH RIENG/ Phassādivinibbhujanapañho/ MILINDA VAN DAO



MILINDAPAÑHAPĀḶI 
MILINDA VẤN ĐẠO
IV. PHẨM NIẾT BÀN
Phassādivinibbhujanapañho
TÍNH HỔN HỢP CỦA TÂM PHÁP CÓ THỂ BIẾT NHƯNG KHÔNG THỂ TÁCH RIÊNG

Su* Indacanda dich:


1. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, đối với các pháp được gom chung thành một bản thể này, có thể nào lần lượt tách rời và chỉ ra sự khác biệt của chúng: ‘cái này là xúc, cái này là thọ, cái này là tưởng, cái này là tư, cái này là thức, cái này là tầm, cái này là tứ’?”“Tâu đại vương, đối với các pháp được gom chung thành một bản thể này, không thể nào lần lượt tách rời và chỉ ra sự khác biệt của chúng: ‘cái này là xúc, cái này là thọ, cái này là tưởng, cái này là tư, cái này là thức, cái này là tầm, cái này là tứ.’”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như người đầu bếp của đức vua thực hiện món súp hoặc nước chấm, người ấy nêm sữa, nêm muối, nêm gừng, nêm thìa là, nêm tiêu, nêm các gia vị khác vào trong món đó, đức vua nói với người ấy như vầy: ‘Hãy đem cho trẫm nước chấm vị sữa, hãy đem cho trẫm nước chấm vị muối, hãy đem cho trẫm nước chấm vị gừng, hãy đem cho trẫm nước chấm vị thìa là, hãy đem cho trẫm nước chấm vị tiêu, hãy đem cho trẫm nước chấm đã được nêm tất cả các thứ.’ Tâu đại vương, đối với các vị nếm được gom chung thành một bản thể ấy, có thể nào lần lượt tách rời và mang lại nước chấm có vị chua, hoặc có vị mặn, hoặc có vị đắng, hoặc có vị cay, hoặc có vị chát, hoặc có vị ngọt không?”
“Thưa ngài, đối với các vị nếm được gom chung thành một bản thể ấy, không thể nào lần lượt tách rời và mang lại nước chấm có vị chua, hoặc có vị mặn, hoặc có vị đắng, hoặc có vị cay, hoặc có vị chát, hoặc có vị ngọt được, mặc dầu chúng hiện diện với đặc điểm riêng của từng vị một.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với các pháp được gom chung thành một bản thể này, không thể nào lần lượt tách rời và chỉ ra sự khác biệt của chúng: ‘cái này là xúc, cái này là thọ, cái này là tưởng, cái này là tư, cái này là thức, cái này là tầm, cái này là tứ,’ mặc dầu chúng hiện diện với đặc điểm riêng của từng pháp một.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

--
CY DAT CAU HOI:
1. Phassādivinibbhujanapañho nghia la gi?
2. Tai sao tam thuc co the biet, nhung khong the tach ra? Biet va tach ra khac nhau ra sao? Tai sao biet duoc cac tam so? Tai sao khong tach duoc chung khi mot tam da hien huu?
3. Vua Milanda hoi nhu sau:
1. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, đối với các pháp được gom chung thành một bản thể này, có thể nào lần lượt tách rời và chỉ ra sự khác biệt của chúng: ‘cái này là xúc, cái này là thọ, cái này là tưởng, cái này là tư, cái này là thức, cái này là tầm, cái này là tứ’?”
Toi neu len vi du: cy nhin ra cua so, thay mot mai nha bang ngoi mau do truoc mat quen thuoc. Khi thay nhu the, con mat cua cy tiep xuc voi mai nha, va mat cua cy biet mai nha mau do. Do la nhan thuc cua cy. Do cung la xuc, tam so tuong cung co mat, co ta^`m co' tu*'. Tom lai, voi kien thuc co the phan tich duoc khai luoc cac tam so bien hanh va biet canh: xuc, tho, tuong, nhat hanh, mang quyen, tac y, ta^`m, tu*'..
Tuy nhien, khi ta^m da hien huu va su ton tai cua no chi trong satna, lam sao co the tach bach no ra duoc voi thoi gian qua ngan nhu vay! Co dung nhu the khong, vi thoi gian hien huu qua ngan, khong the tach chung ra duoc?

4. Tam so ta^`m va tu*' la nhung so huu tam biet canh, do do xin hoi, 2 tam so do chi di voi nhung loai tam nao?



4. Kapitel - 4. Nibbānavaggo

Mil. 2.4.1. Untrennbarkeit der geistigen Erscheinungen - 2.4.1. Phassādivinibbhujanapañho


Der König sprach: «Ist es wohl möglich, ehrwürdiger Nāgasena, diese zur Einheit verbundenen Erscheinungen voneinander zu trennen und ihre Verschiedenheit zu zeigen, so daß man sagen könnte: <Dies ist der Sinneneindruck, dies das Gefühl, dies die Wahrnehmung, dies der Wille, dies das Bewußtsein, dies die Gedankenfassung, dies das diskursive Denken>?»
«Nein, o König. Das ist nicht möglich.»
«Gib mir eine Erläuterung hierfür!»
«Sagen wir, o König, der Koch eines Fürsten bereite eine Suppe oder eine Sauce und füge etwas saure Milch, Salz, Ingwer, Kümmel, Pfeffer und andere Gewürze hinzu. Wenn nun der Fürst zu ihm sprechen sollte: <Ziehe mir einzeln den Saft der sauren Milch heraus, sowie des Salzes, des Ingwers, des Kümmels, des Pfeffers und der anderen Gewürze, die du hinzugefügt hast> - könnte da wohl, o König, der Koch die Säfte jener so innig gemischten Gewürze voneinander trennen und herausholen und sagen: <Dies ist das Saure, dies das Salzige, dies das Bittere, dies das Beißende, dies das Herbe und dies das Süße>?»
«Gewiß nicht, o Herr! Das ist unmöglich. Dennoch aber sind die sämtlichen Gewürze mit ihren jeweiligen charakteristischen Merkmalen darin enthalten.»
«Ebenso auch, o König, ist es unmöglich, diese zur Einheit verbundenen Erscheinungen wirklich voneinander zu trennen und ihre Verschiedenheit zu zeigen und zu sagen: <Dies ist der Sinneneindruck, dies das Gefühl, dies die Wahrnehmung, dies der Wille, dies das Bewußtsein, dies die Gedankenfassung, dies das diskursive Denken>.»
«Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!»

--

Su* Gioi Nghiem dich:

40. Những tâm sở đồng sanh
- Bạch đại đức! Những tâm sở mà đại đức vừa trình bày như: xúc, thọ, tưởng, tác ý... đều là những tâm sở đồng sanh trong một lúc hay sao?
- Thật ra, nó có trước có sau, nhưng vì tiến trình ấy diễn ra nhanh quá nên trí tuệ ta không theo dõi được, không phân tích được.
Ví dụ: Tiến trình của ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Khi thấy đóa hoa, biết đóa hoa ấy đẹp và thích đóa hoa ấy thì nó đã đi suốt tiến trình ấy rồi. Mà khi thấy đóa hoa ấy đẹp, thích đóa hoa ấy thì trong nhãn thức cũng có bảy tâm sở khác đồng sanh: xúc, tác ý, thọ tưởng, tư, nhất tâm, mạng căn... và khi thích đóa hoa ấy cũng là tiến trình mười hai duyên khởi đã vận hành rồi. Nó nhanh quá phải không đại vương!
- Vâng, nhanh quá. Nhanh quá, nhưng ta cũng có thể phân tích được, đây là xúc, thọ, tưởng v.v... được chứ?
- Không thể được.
- Đại đức có thể cho nghe thí dụ?
- Vâng, ví như viên quan ngự trù dâng cho đại vương một món ăn nhiều gia vị lạ lùng, rất ngon. Đại vương ăn món ấy, biết ngon, nhưng đại vương có thể nào bảo viên quan ngự trù rằng: ngươi hãy lấy ra cho trẫm xem từng mùi vị một như mặn, ngọt, bùi, thơm, béo... được chăng?
- Không thể được.
- Các mùi vị ấy không thể lấy ra được một cách riêng rẽ như thế nào thì các tâm sở đồng sanh cũng y như thế đó, tâu đại vương rõ.
- Trẫm chưa rõ đâu, đại đức hãy giảng thêm.
- Vâng, khi đại vương biết vật kia là muối, đại vương biết bằng gì?
- Bằng mắt, trẫm có thể biết được?
- Có chắc biết muối bằng mắt không, đại vương?
- Chắc chắn chứ!
- Thế nếu trước đây, đại vương chưa từng nếm muối, thì hiện giờ đại vương có thể nào biết được muối mặn chăng?
- Đồng ý là thế, nhưng giả dụ có một xe chở đầy muối đi qua trước mặt, đại đức nhận biết xe muối ấy bằng mắt hay bằng lưỡi? Nếu là bằng lưỡi thì số lượng muối bằng sức mạnh của năm con bò kéo - thì lưỡi làm thế nào nếm cho hết được đại đức?
- Chẳng cần nếm hết cả xe muối mà cũng biết được đấy là muối, tâu đại vương .
- Đại đức biết bằng gì?
- Bần tăng biết bằng mắt.
- Lời nói của đại đức trước sau rất mâu thuẫn, trước thì bác bỏ lời của trẫm, sau thì chấp nhận lời của trẫm. Té ra chúng ta đều biết muối bằng mắt.
- Không phải thế đâu, đại vương! Trước tiên phải dùng lưỡi nếm muối, mới biết rõ vị mặn của muối; nhưng sau do kinh nghiệm, do đã từng thấy muối có hình dáng như vậy, màu sắc như vậy, nên khi thấy biết muối ngay, chẳng cần phải nếm. Như thế chứng tỏ gì? Khi lưỡi nếm vị, khi mắt thấy sắc, bên trong nó khởi lên biết bao kinh nghiệm trước đây, biết bao nhiêu là tâm sở khởi sanh...; thì thử hỏi làm thế nào để phân tích được đây là tâm sở gì, kia là tâm sở gì? Có phải thế không, hở đại vương?
- Đúng thế! Đại đức giảng điều ấy rất hay!
- Lại nữa, đại vương hãy nghe tiếp đây: Người ta có thể dùng cân để cân được vị mặn của muối chăng?
- Không thể cân được!
- Ngay chính những vị như ngọt, mặn, béo, bùi...; tức là chỉ một cảm thọ, chúng ta cũng không thể đem ra mà phân tích, mà cân đo được, huống hồ là hằng chuỗi tâm sở, hằng chuỗi cái vi tế? Những danh pháp ấy biến đổi, sanh diệt nhanh gấp mười bảy lần sắc pháp - thì chúng ta có thể nào mang ra để biết rõ đây là thọ tâm sở, đây là tưởng tâm sở... hở đại vương!
- Thật là tuyệt vời, chẳng có gì rõ ràng hơn thế nữa!

--

4. Nibbānavaggo


1. Phassādivinibbhujanapañho

1. Rājāāha: "bhante nāgasena sakkā imesaṃ dhammānaṃ ekatobhāvaṅgatānaṃ vinibbhujitvā vinibbhujitvā nānākaraṇaṃ paññāpetuṃ 'ayaṃ phasso, ayaṃ vedanā, ayaṃ saññā, ayaṃ cetanā, idaṃ viññāṇaṃ, ayaṃ vitakko, ayaṃ vicāro'ti?"

"Na sakkā mahārāja imesaṃ dhammānaṃ ekatobhāvaṅgatānaṃ vinibbhujitvā vinibbhujitvā nānākaraṇaṃ paññāpetuṃ 'ayaṃ phasso, ayaṃ vedanā, ayaṃ saññā, ayaṃ cetanā, idaṃ viññāṇaṃ, ayaṃ vitakko, ayaṃ vicāro'ti".

"Opammaṃ karohī" ti,

[SL Page 059] [\x 59/]

"Yathā mahārāja rañño sūdo yūsaṃ vā rasaṃ vā kareyya, so tattha dadhimpi pakkhipeyya, loṇampi pakkhipeyya, siṅgiverampi pakkhipeyya, jirakampi pakkhipeyya, maricampi pakkhipeyya, aññāni'pi pakārāni pakkhipeyya, tamenaṃ rājā evaṃ vadeyya, 'dadhissa me rasaṃ āhara, loṇassa me rasaṃ āhara, siṅgiverassa me rasaṃ āhara. Jirakassa me rasaṃ āhara, maricassa me rasaṃ āhara, sabbesaṃ me pakkhittānaṃ rasaṃ āharā'ti. Sakkā nu kho mahārāja tesaṃ rasānaṃ ekatobhāvaṅgatānaṃ vinibbhujitvā vinibbhujitvā rasaṃ āharituṃ ambilattaṃ vā lavaṇattaṃ vā tittakattaṃ vā kaṭukattaṃ vā kasāyattaṃ vā madhurattaṃ vā?" Ti.

"Na hi bhante sakkā tesaṃ rasānaṃ [PTS Page 064] [\q 64/] ekatobhāvaṅgatānaṃ vinibabhujitvā vinibbhujitvā nānākaraṇaṃ paññāpetuṃ 'ayaṃ phasso, ayaṃ vedanā, ayaṃ saññā, ayaṃ cetanā, idaṃ viññāṇaṃ, ayaṃ vitakko, ayaṃ vicāro' ti. Api ca kho pana sakena sakena lakkhaṇena upaṭṭhahantī" ti.

"Kallo'si bhante nāgasenā" ti.
--
THAO LUAN


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét