Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

KHÔNG CÓ PHÁP HỮU VI KHÔNG DO DUYÊN SANH/ Bhavantasaṅkhārajāyamānapañho/ MILANDA



Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda

Ban A/ Su Indacanda dich:

KHÔNG CÓ PHÁP HỮU VI KHÔNG DO DUYÊN SANH

5. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, phải chăng có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra?”

“Tâu đại vương, không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả. Tâu đại vương, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng cái nhà này, nơi mà đại vương đang ngồi, là chưa từng hiện hữu mà được sanh ra?”

“Thưa ngài, không có cái gì ở đây là chưa từng hiện hữu mà đã được sanh ra, chính vật từng hiện hữu là đã được sanh ra. Thưa ngài, những cây gỗ này quả đã có ở trong rừng. Và đất sét này đã có ở trong đất. Và do sự ra sức đúng đắn của những người đàn bà và đàn ông mà cái nhà này đã được hình thành như vầy.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

“Tâu đại vương, giống như các hạt giống và loài thảo mộc nào đó được đặt ở đất, dần dần đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh, rồi cho trái; các cây ấy không phải là chưa từng hiện hữu mà đã được sanh ra, chính các cây ấy từng hiện hữu mà đã được sanh ra. Tâu đại vương, tương tợ y như thế không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

“Tâu đại vương, giống như người thợ gốm lấy lên đất sét từ đất rồi làm ra nhiều loại thau chậu, các thau chậu ấy không phải là chưa từng hiện hữu mà đã được sanh ra, chính các vật ấy từng hiện hữu mà đã được sanh ra. Tâu đại vương, tương tợ y như thế không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

“Tâu đại vương, giống như đối với cây đàn vīṇā, nếu không có khung đàn, nếu không có da bọc, nếu không có bầu đàn, nếu không có cần đàn, nếu không có cổ đàn, nếu không có dây đàn, nếu không có phím đàn, và nếu không có sự ra sức đúng đắn của con người, thì âm thanh có thể phát ra không?”

“Thưa ngài, không có.”

“Tâu đại vương, bởi vì đối với cây đàn vīṇā, nếu có khung đàn, nếu có da bọc, nếu có bầu đàn, nếu có cần đàn, nếu có cổ đàn, nếu có dây đàn, nếu có phím đàn, và nếu có sự ra sức đúng đắn của con người, thì âm thanh có thể phát ra không?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có thể phát ra.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

“Tâu đại vương, giống như nếu không có vật tạo lửa, nếu không có trục xoay, nếu không có dây kéo, nếu không có thanh gỗ ở trên, nếu không có giẻ bùi nhùi, và nếu không có sự ra sức đúng đắn của con người, thì ngọn lửa ấy có thể sanh ra không?”

“Thưa ngài, không có.”

“Tâu đại vương, bởi vì nếu có vật tạo lửa, nếu có trục xoay, nếu có dây kéo, nếu có thanh gỗ ở trên, nếu có giẻ bùi nhùi, và nếu có sự ra sức đúng đắn của con người, thì ngọn lửa ấy có thể sanh ra không?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có thể sanh ra.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

“Tâu đại vương, giống như nếu không có ngọc ma-ni, nếu không có tia nắng, nếu không có phân bò thì ngọn lửa ấy có thể sanh ra không?”

“Thưa ngài, không có.”

“Tâu đại vương, bởi vì nếu có ngọc ma-ni, nếu có tia nắng, nếu có phân bò thì ngọn lửa ấy có thể sanh ra không?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có thể sanh ra.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

“Tâu đại vương, giống như nếu không có tấm gương, nếu không có ánh sáng, nếu không có khuôn mặt thì hình người có thể sanh ra không?”

“Thưa ngài, không có.”

“Tâu đại vương, bởi vì nếu có tấm gương, nếu có ánh sáng, nếu có khuôn mặt thì hình người có thể sanh ra không?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có thể sanh ra.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”


--


Ban B/ Su Gioi Nghiem

29. Tự nhiên sanh?


- Thế có vật gì mà do tự nhiên sanh, hở đại đức?

- Không có vật gì trên thế gian này mà do tự nhiên sanh cả, tâu đại vương .

- Thế sao đại đức bảo có vật từ không mà thành có?
Tỳ khưu Na-tiên mỉm cười:
- Trước đây khi dẫn quân đi chinh chiến, đại vương có ở trong cung điện này chưa?
- Thuở ấy chưa có cung điện này!
- Rồi sau sao lại có?
- Khi lập kinh đô, trẫm mới làm cung điện.

- Đại vương làm như thế nào?
- Trẫm cho người san bằng đất, chở đá sỏi từ nơi khác đến, cho lấy gỗ trong rừng và để thợ mộc làm cột, kèo, đòn tay, chạm trổ v.v... Sau đó làm thành quách, cửa ngõ, lối đi, trồng cây, đào ao hồ, nuôi chim, thả ca v.v...
- Thế thì cung điện này đâu phải do tự nhiên sanh mà do chính công kiến tạo, tập kết vật liệu, sức người làm, đá, sỏi, vôi, đường v.v... Tất cả chúng kết hợp lại mới thành cung điện, phải thế chăng?

- Đúng như thế.

- Cũng thế, không có thể trở thành , nhưng có ấy không phải tự nhiên sanh mà do sự cấu tạo, kết hợp nhiều yếu tố, nhiều phụ liệu khác mà thành, tâu đại vương .

- Xin cho ví dụ.
- Ví như hạt lúa có thể trở thành cây lúa không, hở đại vương, nếu như nó không có đất, nước, ánh sáng, phân, công chăm sóc, thời gian và ý niệm trồng lúa của người chủ ruộng?
- Không thể thành cây lúa được nếu thiếu các yếu tố, điều kiện đi sau.

- Cũng như thế, chẳng có vật gì do tự nhiên sanh, do tự nó sanh mà do sự kết hợp nhiều yếu tố, nhiều điều kiện khác, tâu đại vương .

- Xin cho ví dụ nữa.
- Ví như đất sét có thể trở thành đồ gốm không, hở đại vương?

- Không thể được. Đất sét mang về phải lấy nước nhồi cho nhuyễn, xong rồi phải nặn thành cái nồi, niêu, chén, bát v.v...; kế nữa phải có củi, lửa, bỏ vào lò nung cho chín v.v...Ây mới thành đồ gốm dùng được.

- Thế rõ ràng là nó chẳng do tự nhiên sanh mà do sự kết hợp của nhiều yếu tố, nhiều điều kiện vậy.

- Đại đức còn ví dụ nào nữa chăng?

- Có thể được. Ví dụ như người gãy đàn. Nếu không có dây, phím, da bịt, thùng gỗ v.v... thì âm thanh có thể vang tiếng được không, tâu đại vương?

- Cây đàn, âm thanh như thế cũng không phải tự nhiên sanh, nó cần nhiều yếu tố và điều kiện vậy.

- Có người muốn cưa cây lấy lửa, nhưng y không có hai thanh gỗ, không có bùi nhùi, không có cả người cưa thì có thể tạo ra lửa không hở đại vương?

- Thưa không.
- Ví như người có kính thủy tinh, có ánh nắng mặt trời, lại có người cầm kính ấy chiếu lên đống cỏ khô, rơm khô... thì có thể tạo ra lửa được chăng?

- Thưa được.

- Ví như có gương soi, có người đứng trước gương, có ánh sáng thì có hình người hiện ra trong gương không, tâu đại vương?

- Thưa có.
- Hết thảy mọi sự mọi vật trong thế gian đều y như thế, chẳng có cái gì do tự nhiên sanh, phải cần các yếu tố, điều kiện, kết hợp lại mà thành. Nói cách khác, vạn pháp, muôn loài đều do nhân duyên sanh vậy, tâu đại vương!

- Hay lắm! Trẫm đã hoàn toàn lãnh hội.

--

***

Ban C/ Pali

5. Bhavantasaṅkhārajāyamānapañho

5. Rājā āha ‘‘bhante nāgasena, atthi keci saṅkhārā, ye abhavantā jāyantī’’ti? ‘‘Natthi, mahārāja, keci saṅkhārā, ye abhavantā jāyanti, bhavantā yeva kho, mahārāja, saṅkhārā jāyantī’’ti.

‘‘Opammaṃ karohī’’ti. 
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, mahārāja, idaṃ gehaṃ abhavantaṃ jātaṃ, yattha tvaṃ

nisinnosī’’ti? 

‘‘Natthi kiñci, bhante, idha abhavantaṃ jātaṃ, bhavantaṃ yeva jātaṃ, imāni kho, bhante, dārūni vane ahesuṃ, ayañca mattikā pathaviyaṃ ahosi, itthīnañca purisānañca tajjena vāyāmena evamidaṃ gehaṃ nibbatta’’nti. 

‘‘Evameva kho, mahārāja, natthi keci saṅkhārā, ye abhavantā jāyanti, bhavantā yeva saṅkhārā jāyantī’’ti.

‘‘Bhiyyo opammaṃ karohī’’ti. 
‘‘Yathā, mahārāja, ye keci bījagāmabhūtagāmā pathaviyaṃ nikkhittā anupubbena vuḍḍhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjamānā pupphāni ca phalāni ca dadeyyuṃ, na te rukkhā abhavantā jātā, bhavantā yeva te rukkhā jātā. Evameva kho, mahārāja, natthi keci saṅkhārā, ye abhavantā jāyanti, bhavantā yeva te saṅkhārā jāyantī’’ti.

‘‘Bhiyyo opammaṃ karohī’’ti. 
‘‘Yathā, mahārāja, kumbhakāro pathaviyā mattikaṃ uddharitvā nānābhājanāni karoti, na tāni bhājanāni abhavantāni jātāni, bhavantāni yeva jātāni. Evameva kho, mahārāja, natthi keci saṅkhārā, ye abhavantā jāyanti, bhavantā yeva saṅkhārā jāyantī’’ti.

‘‘Bhiyyo opammaṃ karohī’’ti. 
‘‘Yathā, mahārāja, vīṇāya pattaṃ na siyā, cammaṃ na siyā, doṇi na siyā, daṇḍo na siyā, upavīṇo na siyā, tantiyo na siyuṃ, koṇo na siyā, purisassa ca tajjo vāyāmo na siyā, jāyeyya saddo’’ti? ‘‘Na hi bhante’’ti. 

‘‘Yato ca kho, mahārāja, vīṇāya pattaṃ siyā, cammaṃ siyā, doṇi siyā, daṇḍo siyā, upavīṇo siyā, tantiyo siyuṃ, koṇo siyā, purisassa ca tajjo vāyāmo siyā, jāyeyya saddo’’ti? 

‘‘Āma, bhante, jāyeyyā’’ti. ‘‘Evameva kho, mahārāja, natthi keci saṅkhārā, ye abhavantā jāyanti, bhavantā yeva kho saṅkhārā jāyantī’’ti.

‘‘Bhiyyo opammaṃ karohī’’ti. 
‘‘Yathā, mahārāja, araṇi na siyā, araṇipotako na siyā, araṇiyottakaṃ na siyā, uttarāraṇi na siyā, coḷakaṃ na siyā, purisassa ca tajjo vāyāmo na siyā, jāyeyya so aggī’’ti? 
‘‘Na hi bhante’’ti. 

‘‘Yato ca kho, mahārāja, araṇi siyā, araṇipotako siyā, araṇiyottakaṃ siyā uttarāraṇi siyā, coḷakaṃ siyā, purisassa ca tajjo vāyāmo siyā, jāyeyya so aggī’’ti? ‘‘Āma, bhante, jāyeyyā’’ti. 
‘‘Evameva kho, mahārāja, natthi keci saṅkhārā, ye abhavantā jāyanti, bhavantā yeva kho saṅkhārā jāyantī’’ti.

‘‘Bhiyyo opammaṃ karohī’’ti. 
‘‘Yathā, mahārāja, maṇi na siyā, ātapo na siyā, gomayaṃ na siyā, jāyeyya so aggī’’ti? ‘‘Na hi bhante’’ti. 

‘‘Yato ca kho, mahārāja, maṇi siyā, ātapo siyā, gomayaṃ siyā, jāyeyya so aggī’’ti? 
‘‘Āma, bhante, jāyeyyā’’ti. ‘‘Evameva kho, mahārāja, natthi keci saṅkhārā ye abhavantā jāyanti, bhavantā yeva kho saṅkhārā jāyantī’’ti.

‘‘Bhiyyo opammaṃ karohī’’ti. ‘‘Yathā, mahārāja, ādāso na siyā, ābhā na siyā, mukhaṃ na siyā, jāyeyya attā’’ti? ‘‘Na hi, bhante’’ti. 
‘‘Yato ca kho, mahārāja, ādāso siyā, ābhā siyā, mukhaṃ siyā, jāyeyya attā’’ti?

‘‘Āma, bhante, jāyeyyā’’ti. ‘‘Evameva kho, mahārāja, natthi keci saṅkhārā, ye abhavantā jāyanti, bhavantā yeva kho saṅkhārā jāyantī’’ti.

‘‘Kallosi, bhante nāgasenā’’ti.

--

Ban D/acessweb

5. Bhavantasaṅkhārajāyamānapañho

5. Rājā āha: "bhante nāgasena atthi keci saṅkhārā ye abhavantā jāyanti?" Ti. 
"Natthi mahārāja keci'pi saṅkhārā ye abhavantā jāyanti. Bhavantā yeva kho mahārāja saṅkhārā jāyantī" ti. 

"Opammaṃ karohī" ti. 

"Taṃ kimmaññasi mahārāja? Idaṃ gehaṃ abhavantaṃ jātaṃ, yattha [PTS Page 053] [\q 53/] tvaṃ nisinno?" Ti. 

"Natthi kiñci bhante idha abhavantaṃ jātaṃ. Bhavantaṃ yeva jātaṃ. Imāni kho bhante dārūni vane ahesuṃ. Ayañca mattikā paṭhaviyaṃ ahosi. Itthinañca purisānañca tajjena vāyāmena evamidaṃ gehaṃ nibbattanti. Evameva kho mahārāja natthi keci saṅkhārā ye abhavantā jāyānti. Bhavantā yeva saṅkhārā jāyantī" ti. 

"Bhiyyo opammaṃ karohī" ti. 

"Yathā mahārāja ye keci bījagāmabhūtagāmā paṭhaviyaṃ nikkhittā anupubbena vuddhiṃ viruḷhiṃ vepullaṃ āpajjamānā pupphāni ca phalāni ca dadeyyuṃ, na te rukkhā abhavantā jātā. Bhavantā yeva te rukkhā jātā. Evameva kho mahārāja natthi keci saṅkhārā ye abhavantā jāyanti. Bhavantā yeva te saṅkhārā jāyantī" ti. 

"Bhiyyo opammaṃ karohī" ti. 

"Yathā mahārāja kumbhakāro paṭhaviyā mattikaṃ uddharitvā nānā bhājanāni karoti, na tāni bhājanāni abhavantāni jātāni. Bhavantāni yeva tāni jātāni. Evameva kho mahārāja natthi keci'pi saṅkhārā ye abhavantā jāyanti bhavantāyeva te saṅkhārā jāyantī" ti. 

"Bhiyyo opammaṃ karohī" ti. 

"Yathā mahārāja vīṇāya pattaṃ na siyā, cammaṃ na siyā, doṇi na siyā, daṇḍo na siyā, upavīṇo na siyā, tatiyo na siyuṃ, koṇo na siyā, purisassa ca tajjo vāyāmo na siyā, jāyeyya saddo?" Ti. 

"Na hi bhante" ti. 

"Yato ca kho mahārāja vīṇāya pattaṃ siyā, cammaṃ siyā, doṇi siyā, daṇḍo siyā, upavīṇo siyā, tantiyo siyuṃ, koṇo siyā, purisassa ca tajjo vāyāmo siyā, jāyeyya saddo?" Ti. 

"Āma bhante jāyeyyā" ti. 

[SL Page 049] [\x 49/] 

"Evameva kho mahārāja natthi keci'pi saṅkhārā ye abhavantā jāyanti. Bhavantā yeva kho saṅkhārā jāyantī" ti. 
"Bhiyyo opammaṃ karohī" ti. 
"Yathā mahārāja araṇi na siyā, araṇipotako na siyā, araṇiyottakaṃ na siyā, uttarāraṇi na siyā, coḷakaṃ na siyā, purisassa ca tajjo vāyāmo na siyā, jāyeyya so aggī?" Ti. 

"Na hi bhante" ti. 

"Yato ca kho mahārāja araṇi siyā, araṇipotako siyā, araṇiyottakaṃ siyā, uttarāraṇi siyā, coḷakaṃ siyā, purisassa ca tajjo vāyāmo siyā, jāyeyya so aggī?" Ti. 

"Āma [PTS Page 054] [\q 54/] bhante jāyeyyā" ti. 

"Evameva kho mahārāja natthi keci saṅkhārā ye abhavantā jāyanti bhavantāyeva kho saṅkhārā jāyantī" ti. 

"Bhiyyo opammaṃ karohī" ti. 

"Yathā mahārāja maṇi na siyā, ātapo na siyā, gomayaṃ na siyā, jāyeyya so aggī?" Ti. 

"Na hi bhante" ti. 

"Yato ca kho mahārāja maṇi siyā, ātapo siyā, gomayaṃ siyā, jāyeyya so aggī?" Ti. 

"Āma bhante jāyeyyā" ti. 

"Evameva kho mahārāja natthi keci'pi saṅkhārā ye abhavantā jāyanti. Bhavantā yeva kho saṅkhārā jāyantī" ti. 

"Bhiyyo opammaṃ karohī" ti. 
"Yathā mahārāja ādāso na siyā, ābhā na siyā, mukhaṃ na siyā, jāyeyya attā?" Ti. 
"Na hi bhante" ti. 

"Yato ca kho mahārāja ādāso siyā, ābhā siyā, mukhaṃ siyā, jāyeyya attā?" Ti. 

"Āma bhante jāyeyyā" ti. 

"Evameva kho mahārāja natthi keci saṅkhārā ye abhavantā jāyanti. Bhavantā yeva kho saṅkhārā jāyāntī" ti. 

"Kallo'si bhante nāgasenā" ti. 

[SL Page 050] [\x 50/] 

--



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét