Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

HÀNH TƯỚNG CỦA THỌ/Vedanālakkhaṇapañho/ MILINDA VAN DAO/




Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda



Vedanālakkhaṇapañho


HÀNH TƯỚNG CỦA THỌ

I. BAN A/ SU INDACANDA DICH:


9. “Thưa ngài Nāgasena, thọ có cái gì là hành tướng?”

“Tâu đại vương, thọ có sự cảm nhận là hành tướng và sự kinh nghiệm là hành tướng.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

“Tâu đại vương, giống như người nào đó làm việc phục vụ cao quý đến đức vua, đức vua hoan hỷ ban phần thưởng cho người ấy. Với phần thưởng ấy, người ấy đạt được, có được, hưởng được năm phần dục lạc. Người ấy khởi ý như sau: ‘Trước đây, quả là ta đã làm việc phục vụ cao quý đến đức vua, đức vua hoan hỷ đã ban phần thưởng cho ta đây. Do nhân ấy ta đây nhận biết thọ này có hình thức như vầy.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như người nào đó đã làm việc thiện, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, được sanh vào chốn an vui, cõi trời. Tại đó, người ấy đạt được, có được, hưởng được năm phần dục lạc thiên đường. Người ấy khởi ý như sau: ‘Trước đây, quả là ta đã làm việc thiện. Do nhân ấy, ta đây nhận biết thọ này có hình thức như vầy.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế thọ có sự cảm nhận là hành tướng và sự kinh nghiệm là hành tướng.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

--
Cau hoi on tap bai hoc truoc:

Cau hoi 1: Cau sanh duyen la gi?
Cau hoi 2: 3 thanh to can tran thuc tao thanh xuc.
VDP noi den thuoc tanh xuc, la chi phap. Nhu vay Xuc la don vi hay la su gap go can tran va thuc?
- Nagasena tra loi theo VDP.
- xuc la tam so, la thanh to cua tam.(7 thanh to), nhung khi nghe xuc = can+tran+thuc.

Tu vung

- Vedanālakkhanapañho

- anubhavana >/erleben/ experiencing/ tra?i qua/ sensation or physical sensibility/ cam giac hoac cam giac vat ly





II. BAN B/ SU GIOI NGHIEM DICH:

33. Hành tướng của Thọ (Vedanalakkhana)
- Thế Thọ tâm sở có hành tướng thế nào, ra sao, để dễ nhận biết, thưa đại đức?

- Khi nào có khổ, lạc, xả, thì đấy được gọi là Thọ tâm sở, tâu đại vương .

- Xin cho nghe ví dụ.
- Ví như đại đức thuở mới lập quốc, đã ban thưởng trọng hậu cho các bậc công thần, tức là những người đã từng xông pha trận mạc lập được nhiều chiến công hiển hách cho đại vương. Vị công thần ấy sau khi được đại vương ban cho chức vị, phẩm hàm, bổng lộc nên y đã sống một đời vinh hoa phú quý. Sống đời vinh hoa phú quý, được cảm thọ rất nhiều lạc thú về ngũ dục - chính là Thọ đấy, tâu đại vương!

Lại nữa, ví như có người, thuở bình sanh ưa làm việc lành, tích lũy điều hành, biết giữ giới, biết bố thí, sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên cõi trời, cảm thọ năm loại dục lạc đó là thiên sắc, thiên thanh, thiên hương v.v...Cảm thọ năm loại thiên lạc ấy là thọ đấy, tâu đại vương!

- Cảm ơn đại đức .

--

III. BAN TIENG DUC


Mil. 2.3.10. Gefühl - 2.3.9. Vedanālakkhaṇapañho


Welches charakteristische Merkmal aber, o Herr, besitzt das Gefühl (vedanā)?»
«Das des Gefühltwerdens und Empfindens, o König.»
«Erläutere mir dies!»
«Nimm an, o König, es verrichte einer seinem Fürsten einen Dienst. Und weil der König mit ihm zufrieden sei, gebe er ihm ein Amt, das ihn in den Stand setze, im Besitze und Genusse der Sinnesfreuden sein Leben zu verbringen. Und der Gedanke komme ihm: <Freilich ich habe dem Könige früher einen Dienst geleistet. Und weil der König mit mir zufrieden war, hat er mir das Amt übertragen. Daher empfinde ich solche Gefühle.> - Oder da hat einer, o König, gute Taten verübt und gelangt infolgedessen bei der Auflösung des Körpers, nach dem Tode, auf glückliche Fährte, in himmlische Welt, wo er im Besitze und Genusse der Sinnesfreuden sein Leben verbringt. Und der Gedanke kommt ihm: <Freilich, weil ich früher gute Taten verübt habe, darum empfinde ich nun solche Gefühle.> - Somit, o König, besitzt das Gefühl das charakteristische Merkmal des Fühlens und Empfindens.»
«Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!»

---




IV. Ban tieng Pali

9. "Bhante nāgasena kiṃlakkhaṇā vedanā?" Ti. 

"Vedayitalakkhaṇā mahārāja vedanā anubhavalakkhaṇā cā" ti. 

"Opammaṃ karohī" ti. 

"Yathā mahārāja kocideva puriso rañño adhikāraṃ kareyya, tassa rājā tuṭṭho adhikāraṃ dadeyya, so tena adhikārena pañcahi kāmaguṇehi samappito samaṅgībhuto paricareyya, tassa evamassa 'mayā kho pubbe rañño adhikāro kato. Tassa me rājā tuṭṭho adhikāraṃ adāsi. Svāhaṃ tato nidānaṃ imaṃ evarūpaṃ vedanaṃ vediyāmī'ti, yathā vā pana mahā rāja [PTS Page 061] [\q 61/] kocideva puriso kusalaṃ kammaṃ katvā kāyassa bhedā parammaraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjeyya, so tattha dibbehi pañcahi kāmaguṇehi samappito samaṅgībhuto paricareyya, tassa evamassa 'ahaṃ kho pubbe kusalaṃ kammaṃ akāsiṃ, so'haṃ tato nidānaṃ imaṃ evarūpaṃ vedanaṃ vediyāmī'ti, evameva kho mahārāja vedayitalakkhaṇā ceva vedanā, anubhavanalakkhaṇā cā"ti, 

"Kallo'si bhante nāgasenā"ti. 

--

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sltp/Mil_utf8.html#pts.025

X. THAO LUAN

CAU HOI 1: Xin dinh nghia va neu su khac biet giua hai tu: "vedayita" va "anubhavana"

CAU HOI 2: Khi noi den “ sự hướng cảnh” trong thọ thì nên hiểu thế nào với thọ khổ và thọ ưu?

CAU HOI 3: Xin cho mot thi du de lam ro hai trang thai "cam" va "tho" khong co truoc sau ma chi la khia canh cua mot trang thai

CAU 4: Khi ta y' thức rằng biết mình may mắn, mình hạnh phúc thì ý thức đó có liên quan gì với sự nhận biết của cảm thọ?




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét