Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

HÀNH TƯỚNG CỦA THỨC / Viññāṇalakkhaṇapañho/ Milanda van dao



Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda

Viññāṇalakkhaṇapañho

HÀNH TƯỚNG CỦA THỨC

12. “Thưa ngài Nāgasena, thức có cái gì là hành tướng?”

“Tâu đại vương, thức có sự nhận biết là hành tướng.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

“Tâu đại vương, giống như người giữ thành, ngồi ở ngã tư giữa thành phố, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng đông, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng nam, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng tây, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng bắc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế con người nhìn thấy cảnh sắc bằng con mắt và nhận biết sắc ấy bằng thức, nghe âm thanh bằng tai và nhận biết thinh ấy bằng thức, ngửi mùi bằng mũi và nhận biết hương ấy bằng thức, nếm vị bằng lưỡi và nhận biết vị ấy bằng thức, chạm cảnh xúc bằng thân và nhận biết xúc ấy bằng thức, nhận thức cảnh pháp bằng ý và nhận biết pháp ấy bằng thức. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thức có sự nhận biết là hành tướng.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”


--

II. Pali


12. "Bhante nāgasena kiṃlakkhaṇā viññāṇanti?" 

"Vijānanalakkhaṇaṃ mahārāja viññāṇanti". 
"Opammaṃ karohī" ti. 

"Yathā mahārāja nagaraguttiko majjhe nagare siṅghāṭake nisinno passeyya puratthimadisato purisaṃ āgacchantaṃ, passeyya dakkhiṇadisato purisaṃ āgacchantaṃ, passeyya pacchimadisato purisaṃ āgacchantaṃ, passeyya uttaradisato purisaṃ āgacchantaṃ, evameva kho mahārāja yañca puriso cakkhunā rūpaṃ passati taṃ viññāṇena vijānāti, yañca sotena saddaṃ suṇāti taṃ
-----------
16. Rājabhogāni. (Ma. , Sīmu) 

[SL Page 058] [\x 58/] 

Viññāṇena vijānāti, yañca ghāṇena gandhaṃ ghāyati taṃ viññāṇena vijānāti, yañca jivhāya rasaṃ sāyati taṃ viññāṇena vijānāti, yañca kāyena phoṭṭhabbaṃ phusati taṃ viññāṇena vijānāti, yañca manasā dhammaṃ vijānāti taṃ viññāṇena vijānāti, evaṃ kho mahārāja vijānanalakkhaṇaṃ viññāṇanti". 

"Kallo'si bhante nāgasenā" ti. 
--


III. Tieng Duc

Mil. 2.3.13. Bewußtsein - 2.3.12. Viññāṇalakkhaṇapañho


«Welches charakteristische Merkmal aber, o Herr, besitzt das Bewußtsein (viññāna)?»
«Daß es sich der Dinge bewußt ist, o König.»
«Erläutere mir dies!»
«Gleichwie, o König, der Stadtwächter, der inmitten der Stadt am Kreuzungspunkte der vier Hauptstraßen sitzt, sehen kann, wenn einer von Osten, Westen, Norden oder Süden her kommt; ebenso auch, o König, ist man sich der Form bewußt, die man mit dem Auge sieht, des Tones, den man mit dem Ohre hört, des Duftes, den man mit der Nase riecht, des Saftes, den man mit der Zunge schmeckt, des Tastobjektes, das man mit dem Körper tastet und des geistigen Objektes, das man mit dem Geist erkennt. Demgemäß, o König, besitzt das Bewußtsein das charakteristische Merkmal, daß es sich der Dinge bewußt ist.»
«Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!»

--



IV. BAN SU GIOI NGHIEM DICH:

36. Hành tướng của Thức (Vinnanalakkhana)
- Còn Thức? Đức vua hỏi - hành tướng và chức năng của nó là thế nào, đại đức?
- Thức có chức năng thứ nhất là nhận thức, chức năng thứ hai là thu thập kinh nghiệm của lộ trình tâm, tâu đại vương!
- Xin cho nghe ví dụ.
- Như người lính đứng canh cổng thành của đại vương. Người ấy thấy rõ những người đến cung điện từ hướng đông, tây, nam, bắc; biết rõ người ra kẻ vào, biết rõ là vua, quan hay dân, nam hay nữ, tâu đại vương. Ví dụ ấy như thế nào thì thức biết rõ sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp cũng như thế ấy.
- Còn thu thập kinh nghiệm của lộ trình tâm?
- Ví như người lính canh cổng thành ấy, nhờ thói quen, nhờ kinh nghiệm mà biết rõ những người vào ra, đến đi, kẻ nào gian kẻ nào ngay; biết rõ người nào đáng kính trọng, người nào cần phải nghi ngờ, người nào mình thích và người nào mình ghét v.v... Các cảm giác (thọ), tri giác (tưởng) tham sân (hành) ở trong các tiến trình của tâm sở ấy; Thức ghi nhận, thu thập, lưu giữ kinh nghiệm cũng y như thế, tâu đại vương!

--



V. THAO LUAN

Viññāṇalakkhaṇapañho

a. Vinnana o day nghia la gi? Vinnana o day la loai thuc gi?
- La tam thuc noi chung? Bao gom ca 6 loai thuc? 
- Nhan, nhi, ti, thiet, than, y?
b. Tam/citta va thuc/vinnana
Thao luan 1. Tam (citta) va thuc (vinnana) trong ngon tu Phat hoc co su dong di the nao? (D)

- đang thảo luận câu 1. Tâm (citta), ý (mana) thức (vinanna) trong ngôn từ Phật học có sự đồng dị thế nào?
Y(mana) co the dich la tam/mind; tuy nhien chu thuc/vinnana ko the goi la mind dc.
- Khi ngu, co tam ko?
Cai gi biet, khi ngu?
-chu Vinnana trong ngu uan chinh la 121 loai tam.
Trong vdp> citta, mana, va vinnana deu dong nghia.

--
3 cau hoi lien quan den bai doc:

CAU 1: Tâm (citta) ý(màna) và thức (vññàna) trong ngôn từ Phật học có sụ đồng dị thế nào? 3 tu*` nay, trong Kinh y nghia ra sao? Con trong Vi dieu phap y nghia 3 tu*` nay ra sao?

CAU HOI 2: Y thức nghia la gi? Xin suy nghi va chia se ve vai tro cua suy tu va y thuc trong doan kinh sau day: "Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Ðạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và này Bharadvaja, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Ðây là đạo lộ đưa đến giác ngộ".

CAU HOI 3: Giac quan thu 6 co y nghia gi?

CAU HOI 4: Khi ngu, tam hoat dong ra sao?










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét