Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

MỘT GIÁC QUAN KHÔNG THỂ BIẾT TẤT CẢ CẢNH/ 6. Vedagūpañho/ MILANDA VAN DAO





Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha


MỘT GIÁC QUAN KHÔNG THỂ BIẾT TẤT CẢ CẢNH


Ban A/ Su Indacanda/ Nguyet Thien
6. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, có phải sự hiểu biết có thể đạt được?”

“Tâu đại vương, sự hiểu biết ấy là cái gì?”

“Thưa ngài, sự sống bên trong nhìn thấy cảnh sắc bằng mắt, nghe âm thanh bằng tai, ngửi mùi bằng mũi, nếm vị bằng lưỡi, chạm cảnh xúc bằng thân, nhận thức cảnh pháp bằng ý, giống như chúng ta ngồi ở đây, trong tòa lâu đài, muốn nhìn bằng cửa sổ nào thì có thể nhìn bằng cửa sổ ấy, chúng ta có thể nhìn bằng cửa sổ hướng đông, chúng ta cũng có thể nhìn bằng cửa sổ hướng tây, chúng ta cũng có thể nhìn bằng cửa sổ hướng bắc, chúng ta cũng có thể nhìn bằng cửa sổ hướng nam. Bạch ngài, tương tợ y như thế sự sống bên trong này muốn nhìn bằng cửa lớn nào thì nhìn bằng cửa lớn ấy.”

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, tôi sẽ nói về năm cửa lớn (ngũ môn, năm giác quan). Đại vương hãy lắng nghe điều ấy, đại vương hãy khéo chú ý. Nếu sự sống bên trong nhìn thấy cảnh sắc bằng mắt, giống như chúng ta ngồi ở đây, trong tòa lâu đài, muốn nhìn bằng cửa sổ nào thì có thể nhìn cảnh sắc bằng cửa sổ ấy, chúng ta có thể nhìn cảnh sắc bằng cửa sổ hướng đông, chúng ta cũng có thể nhìn cảnh sắc bằng cửa sổ hướng tây, chúng ta cũng có thể nhìn cảnh sắc bằng cửa sổ hướng bắc, chúng ta cũng có thể nhìn cảnh sắc bằng cửa sổ hướng nam. Như vậy, với sự sống bên trong này, cảnh sắc có thể được nhìn thấy bằng mắt, phải chăng cảnh sắc có thể được nhìn thấy bằng tai, cảnh sắc có thể được nhìn thấy bằng mũi, cảnh sắc có thể được nhìn thấy bằng lưỡi, cảnh sắc có thể được nhìn thấy bằng thân, cảnh sắc có thể được nhìn thấy bằng ý; phải chăng âm thanh có thể được nghe bằng mắt, âm thanh có thể được nghe bằng mũi, âm thanh có thể được nghe bằng lưỡi, âm thanh có thể được nghe bằng thân, âm thanh có thể được nghe bằng ý; phải chăng mùi có thể được ngửi bằng mắt, mùi có thể được ngửi bằng tai, mùi có thể được ngửi bằng lưỡi, mùi có thể được ngửi bằng thân, mùi có thể được ngửi bằng ý; phải chăng vị có thể được nếm bằng mắt, vị có thể được nếm bằng tai, vị có thể được nếm bằng mũi, vị có thể được nếm bằng thân, vị có thể được nếm bằng ý; phải chăng cảnh xúc có thể được chạm bằng mắt, cảnh xúc có thể được chạm bằng tai, cảnh xúc có thể được chạm bằng mũi, cảnh xúc có thể được chạm bằng lưỡi, cảnh xúc có thể được chạm bằng ý; phải chăng cảnh pháp có thể được nhận biết bằng mắt, cảnh pháp có thể được nhận biết bằng tai, cảnh pháp có thể được nhận biết bằng mũi, cảnh pháp có thể được nhận biết bằng lưỡi, cảnh pháp có thể được nhận biết bằng thân?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, quả là đại vương không liên kết điều sau với điều trước, hoặc điều trước với điều sau. Tâu đại vương, hoặc là giống như chúng ta ngồi ở đây, trong tòa lâu đài nhìn thấy rõ rệt hơn cảnh sắc ở bên ngoài trước mặt qua bầu không gian bao la khi hệ thống các cửa sổ này được mở rộng, như vậy sự sống bên trong này có thể nhìn thấy cảnh sắc rõ rệt hơn cảnh sắc ở bên ngoài trước mặt qua bầu không gian bao la khi các nhãn môn này được mở rộng. Phải chăng có thể nghe âm thanh, có thể ngửi mùi, có thể nếm vị, có thể chạm rõ rệt hơn cảnh xúc ở bên ngoài trước mặt qua bầu không gian bao la khi các tai được mở rộng, khi mũi được mở rộng, khi lưỡi được mở rộng, khi thân được mở rộng?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, quả là đại vương không liên kết điều sau với điều trước, hoặc điều trước với điều sau. Tâu đại vương, hoặc là giống như vị Dinna này đi ra bên ngoài rồi đứng ở cổng bên ngoài cửa lớn, tâu đại vương, phải chăng đại vương biết vị Dinna này đã đi ra bên ngoài rồi đứng ở cổng bên ngoài cửa lớn?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Trẫm biết.”

“Tâu đại vương, hoặc là giống như vị Dinna này đi vào bên trong rồi đứng phía trước đại vương, tâu đại vương, phải chăng đại vương biết vị Dinna này đã đi vào bên trong rồi đứng phía trước đại vương?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Trẫm biết.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế khi vị nếm được đặt ở lưỡi, phải chăng sự sống bên trong này có thể biết được vị chua, hoặc vị mặn, hoặc vị đắng, hoặc vị cay, hoặc vị chát, hoặc vị ngọt?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có thể biết.”

“Khi các vị nếm ấy đã đi vào bên trong (cổ họng), phải chăng có thể biết được vị chua, hoặc vị mặn, hoặc vị đắng, hoặc vị cay, hoặc vị chát, hoặc vị ngọt?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, quả là đại vương không liên kết điều sau với điều trước, hoặc điều trước với điều sau. Tâu đại vương, ví như người nào đó bảo mang lại một trăm hũ mật ong, bảo đổ đầy máng mật ong, rồi bít kín miệng của một người đàn ông và đặt vào ở máng mật ong. Tâu đại vương, người đàn ông ấy có thể biết được có mật ong hay không có?”

“Thưa ngài, không thể.”

“Vì lý do gì?”

“Thưa ngài, bởi vì mật ong đã không đi vào miệng của người ấy.”

“Tâu đại vương, quả là đại vương không liên kết điều sau với điều trước, hoặc điều trước với điều sau.

“Thưa ngài, trẫm không có khả năng để trò chuyện với nhà diễn thuyết như ngài. Thưa ngài, lành thay xin ngài nói về ý nghĩa.”

Vị trưởng lão đã giúp cho đức vua Milinda hiểu được bằng sự thuyết giảng liên quan đến Vi Diệu Pháp: “Tâu đại vương, trong trường hợp này, tùy thuận vào mắt và các cảnh sắc mà nhãn thức sanh lên, như vậy các pháp này sanh lên do duyên. Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý là đồng sanh với nó. Bởi vì ở đây sự hiểu biết có thể đạt được là không đúng. Tùy thuận vào tai và các cảnh thinh —(như trên)— Tùy thuận vào ý và các cảnh pháp mà ý thức sanh lên. Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý là đồng sanh với nó, như vậy các pháp này sanh lên do duyên. Bởi vì ở đây sự hiểu biết có thể đạt được là không đúng.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”


--

***
Ban B/ Su Gioi Nghiem

31. Nhãn thức và tâm thức (Cakkhu vinnana - Mano vinnana)
- Bạch đại đức! Khi nhãn thức sanh khởi thì tâm thức có cùng sanh khởi không?
- Thưa, có.
- Vậy cái nào trước, cái nào sau?
- Nhãn thức sanh trước, tâm thức sanh sau, tâu đại vương!
- Điều này trẫm nghi ngờ lắm! Phải chăng nhãn thức và tâm thức quen biết nhau, hoặc giả nhãn thức có nói với tâm thức rằng: "Nếu tôi sanh tại chỗ nào thì anh cũng sanh tại chỗ ấy." Hoặc tâm thức nói với nhãn thức rằng: "Anh hãy sanh trước đi, tôi sẽ nương theo anh mà sanh sau."
- Chúng không giao hẹn với nhau như thế đâu, tâu đại vương.
- Nếu không có sự kết ước của hai bên, sao anh thì đi trước, anh thì đi sau luôn luôn như thế được?
- Ây là bởi có bốn tính chất sau đây khiến chúng cùng sanh một chỗ, đi liền nhau chứ không có ký kết, giao ước gì hết.


Một là hành trình theo chỗ thấp, xuôi chiều.
Hai là hành trình theo một hướng, một cửa.
Ba là hành trình theo dấu cũ, đường cũ.
Bốn là hành trình theo thói quen, theo huân tập, theo quán tính.

- Hành trình theo chỗ thấp, xuôi chiều là như thế nào, hở đại đức?
- Nước mưa trên trời rơi xuống, nó chảy về đâu, hở đại vương?
- Chảy vào chỗ đất thấp.
- Nếu có đám mưa khác nữa?
- Cũng chảy vào chỗ đất thấp ấy thôi.
- Thế trận mưa trước có nói với trận mưa sau rằng: "Hễ tôi chảy chỗ nào thì anh chảy chỗ đó." Hoặc đám mưa sau nói với đám mưa trước: " Chỗ nào anh chảy xuống thì chỗ ấy tôi sẽ chảy theo" không?
- Chúng không hề giao ước như vậy. Nước chảy xuống chỗ thấp là chuyện tự nhiên thôi.
- Nhãn thức sanh khởi trước, tâm thức sanh khởi sau cũng y như thế, chẳng giao ước gì cả, tâu đại vương .
- Trẫm đã hiểu ví dụ ấy. Còn hành trình theo một hướng, một cửa là thế nào?
- Ví như có một tòa trấn thành tường cao, hào sâu nhưng vào ra chỉ có một hướng, một cổng thành duy nhất. Vậy người bên trong muốn đi ra bên ngoài phải làm thế nào, đại vương?
- Phải đi ra bằng cổng lớn.
- Thế người thứ hai, thứ ba?
- Cũng từ cổng ấy mà ra.
- Những người ấy có hò hẹn gì với nhau chăng mà họ đi ra cùng một cửa?
- Thưa không.
- Người ra trước có nói với người ra sau, người ra sau có nói gì với người ra trước mà họ lại cùng đi chung một hướng, một cửa như thế?
- Thưa không.
- Nhãn thức đi trước và tâm thức đi sau cùng ra một hướng, một cửa là thế đó, tâu đại vương .
- Thế còn hành trình theo dấu cũ, đường cũ là sao?
- Ví như có chiếc xe đi qua cánh rừng để lại một dấu vết, chiếc xe theo sau có theo dấu vết đó mà đi hay tự mở con đường mới?
- Dĩ nhiên là theo dấu vết, theo đường cũ mà đi.
- Họ có hẹn ước gì với nhau chăng?
- Thưa không.
- Nhãn thức và tâm thức cũng thường theo dấu vết cũ, đường cũ mà sanh khởi y như thế đó, tâu đại vương .
- Tính chất thứ tư của chúng là theo thói quen, huân tập, quán tính là thế nào, đại đức?
- Ví như các môn học tập viết, làm toán v.v... ban đầu ai cũng vụng về, chậm chạp. Nhưng về sau do sự cố gắng, tập luyện, làm nhiều, viết quen tay...; từ vụng về, chậm chạp đã trở nên mau lẹ, nhậm lẹ, tính nhanh, viết thạo. Đấy chính là thói quen, là huân tập, lâu ngày trở thành quán tính, như phản xạ tự nhiên vậy. Nhãn thức và tâm thức cùng sanh khởi trước sau cũng mau lẹ, theo thói quen, theo quán tính như vậy đó, tâu đại vương!
- Trẫm đã hiểu.
- Không những nhãn thức mà cho chí nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức cũng phải được hiểu như trên, cũng có đầy đủ những tính chất nêu trên, tâu đại vương .

- Trẫm đã hết nghi về điều ấy rồi.
--
http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-mitien/mitien-02.htm

***

Ban Pali/ goc Acessweb

6. Vedagūpañho/ (vedagu:(m.) one who has attained the highest knowledge.)

6. Rājā āha: "bhante nāgasena vedagu upalabbhatī?" Ti. 
 
"Ko panesa mahārājavedagu nāmā?" Ti. 
 
"Yo bhante abbhantare jīvo cakkhunā rūpaṃ passati, sotena saddaṃ suṇāti, ghāṇena gandhaṃ ghāyati, jivhāya rasaṃ sāyati, kāyena phoṭṭhabbaṃ phūsati, manasā dhammaṃ vijānāti, yathā mayaṃ idhapāsāde nisinnā yena yena vātapānena iccheyyama passituṃ tena tena vātapānena passeyyāma puratthimena pi vātapānena passeyyāma, pacchimenapi vātapānena passeyyāma, uttarenapi vātapānena passeyyāma, dakkhiṇenapi vātapānena passeyyāma, evameva kho bhante ayaṃ abbhantare jīvo yena yenadvārena icchati passituṃ, tena tena dvārena passatī" ti. 
 
Thero āha: "pañcadvāraṃ mahārāja gaṇissāmi. Taṃ suṇāhi, sādhukaṃ manasi karohi yadi abbhantare jīvo cakkhunā rūpaṃ passati, yathā mayaṃ idha pāsāde nisinnā, yena yena vātapānena iccheyyāma passituṃ tena tena vātapānena rūpaṃyeva passeyyāma puratthimenapi vātapānena rūpaṃyeva passeyyāma, [PTS Page 055] [\q 55/] pacchimenapi vātapānenarūpaṃyeva passeyyāma, uttarenapi vātapānena rūpaṃyeva passeyyāma, dakkhiṇenapi vātapānena rūpaṃyeva passeyyāma, evametena abbhantare jīvena cakkhunāpi rūpaṃyeva passitabbaṃ. Sotenapi rūpaṃ yeva passitabbaṃ ghāṇenapi rūpaṃyeva passitabbaṃ, jivhāyapi rūpaṃyeva passitabbaṃ, kāyenapi rūpaṃyeva passitabbaṃ. Manasāpi rūpaṃyeva passitabbaṃ, cakkhunāpi saddoyeva sotabbo, ghāṇenapi saddoyeva sotabbo, jivhāyapi saddoyeva sotabbo, kāyenapi saddo yeva sotabbo, manasāpi saddoyeva sotabbo, cakkhunāpi gandho yeva ghāyitabbo, sotenapi gandhoyeva ghāyitabbo, jivhāyapi gandhoyeva ghāyitabbo. Kāyenapi gandhoyeva ghāyitabbo, manasāpi gandhoyeva ghāyitabbo, cakkhunāpi rasoyeva sāyitabbo. Sotenapi rasoyeva sāyitabbo, ghāṇenapi rasoyeva sāyitabbo, jivhāyapi rasoyeva sāyitabbo, kāyenapi rasoyeva sāyitabbo, cakkhunāpi phoṭṭhabbaṃ yeva phusitabbaṃ, sotenapi phoṭṭhabbaṃyeva phusitabbaṃ, ghāṇenapi phoṭṭhabbaṃ yeva phusitabbaṃ, jivhāyapi phoṭṭhabbaṃyeva phusitabbaṃ, manasāpi phoṭṭhabbaṃ yeva phusitabbaṃ, cakkhunāpi dhammaṃyeva vijānitabbaṃ, sotenapi dhammaṃyeva vijanitabbaṃ, ghāṇenapi dhammaṃyeva vijānitabbaṃ, jivhāyapi dhammaṃyeva vijānitabbaṃ, kāyenapi dhammaṃyeva vijānitabbanti?" 
 
"Na hi bhanti" ti. 
 
[SL Page 051] [\x 51/] 
 
"Na kho te mahārāja yujjati purimena vā pacchimaṃ pacchimena vā purimaṃ yathā vā pana mahārāja mayaṃ idha pāsāde nisinnā imesu jālavātapānesu ugghāṭitesu mahantena ākāsena bahimukhā suṭṭhūtaraṃ rūpaṃ passāma, evametena abbhantare jīvenāpi cakkhudvāresu ugghāṭitesu mahantena ākāsena suṭṭhūtaraṃ rūpaṃ passitabbaṃ. Sotesu ugghāṭitesu, ghāṇe ugghāṭite, jivhāya ugghāṭitāya, kāye ugghāṭite, mahantena ākāsena suṭṭhutaraṃ saddo sotabbo, gandho ghāyitabbo, raso sāyitabbo, phoṭṭhabbaṃ phusitabbanti". 
 
"Na hi [PTS Page 056] [\q 56/] bhante" ti. 
 
"Nakho te mahārāja yujjati purimena vā pacchimaṃ, pacchimena vā purimaṃ. Yathā vā pana mahārāja ayaṃ dinno nikhamivā bahidvārakoṭṭhake tiṭṭheyya, jānāsi tvaṃ mahārāja ayaṃ dinno nikkhamitvā bahidvārakoṭṭhake ṭhito'ti?" 
 
"Āma bhante jānāmī" ti. 
 
"Yathā vā pana mahārāja ayaṃ dinno anto pavisitvā tava pūrato tiṭṭheyya, jānāsi tvaṃ mahārāja ayaṃ dinno anto pavisitvā mama purato ṭhito'ti?" 
 
"Āma bhante jānāmī" ti. 
 
"Evameva kho mahārāja abbhantare so jīvo, jivhāya rase nikkhitte jāneyya ambilattaṃ vā tittakattaṃ vā kaṭukattaṃ vā kasāyattaṃ vā madhurattaṃ vā?" Ti. 
 
"Āma bhante. Jāneyyā" ti. 
 
"Te rase anto paviṭṭhe jāneyya ambilattaṃ vā lavaṇattaṃ vā tittakattaṃ vā kaṭukattaṃ vā kasāyattaṃ vā madhurattaṃ vā?" Ti. 
 
"Na hi bhante" ti. 
 
"Na kho te mahārāja yujjati purimena vā pacchimaṃ, pacchimena vā purimaṃ. Yathā mahārāja kocideva puriso madhughaṭasataṃ āharāpetvā madhudoṇiṃ pūrāpetvā purisassa mukhaṃ pidahitvā madhudoṇiyā pakkhipeyya, jāneyya so mahārāja puriso madhu sampannaṃvā na sampannaṃ vā? " Ti. 
 
"Na hi bhante" ti. 
 
[SL Page 052] [\x 52/] 
 
"Kena kāraṇenā?" Ti. 
"Na hi tassa bhante mukhe madhu paviṭṭhanti?" 
 
"Na kho te mahārāja yujjati purimena vā pacchimaṃ, pacchimena vā purimanti. " 
 
"Nāhaṃ bhante paṭibalo tayā vādinā saddhiṃ sallapituṃ. Sādhu bhante! Atthaṃ jappehī" ti. 
 
"Thero abhidhammasaṃyuttāya kathāya rājānaṃ milindaṃ saññāpesi: "idha mahārāja cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ. Taṃsahajātā phasso vedanā saññā cetanā ekaggatā jīvitindriyaṃ manasikāro'ti evamete dhammā paccayato jāyanti. Na hettha vedagu upalabbhati. 
Sotañca paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṃ taṃsahajātā phasso vedanā saññā cetanā ekaggatā jīvitindriyaṃ manasikāro'ti evamete dhammā paccayato jāyanti. Na hettha vedagu upalabbhatī" ti. Ghāṇañca paṭicca gandhe ca uppajjati ghāṇaviññāṇaṃ taṃsahajātā phasso vedanā saññā cetanā ekaggatā jīvitindriyaṃ manasikāro'ti evamete dhammā paccayato jāyanti. Na hettha vedagu upalabbhatī" ti. " Ti. 
Jivhāya paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṃ taṃsahajātā phasso vedanā saññā cetanā ekaggatā jīvitindriyaṃ manasikāro'ti evamete dhammā paccayato jāyanti. Na hettha vedagu upalabbhatī" ti. Kāyañca paṭicca sadde ca uppajjati kāyaviññāṇaṃ taṃsahajātā phasso vedanā saññā cetanā ekaggatā jīvitindriyaṃ manasikāro'ti evamete dhammā paccayato jāyanti. Na hettha vedagu upalabbhatī" ti. Manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ taṃsahajātā phasso vedanā saññā cetanā [PTS Page 057] [\q 57/] ekaggatā jīvitindriyaṃ manasikāro'ti evamete dhammā paccayato jāyanti. Na hettha vedagu upalabbhatī" ti. "Kallo'si bhante nāgasenā" ti. 


--
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sltp/Mil_utf8.html#pts.025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét