Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

TAI SANH/ Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha/ KHÔNG CÓ NGÃ THÌ AI TÁI SANH/ chu de tai sanh




Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

A. Ban tieng Anh, Bhikkhu Pesala

6. “What is it, Nàgasena, that is reborn?”
“Mind and matter.”
“Is it this very mind and matter that is reborn?”
“No, it is not, but by this mind and matter deeds are
done and because of those deeds another mind and matter
is reborn; but that mind and matter is not thereby released
from the results of its previous deeds.”
“Give me an illustration.”
“It is like a fire that a man might kindle and, having
warmed himself, he might leave it burning and go away.
Then, if that fire were to set light to another man’s field and
the owner were to seize him and accuse him before the
king, and he were to say, ‘Your majesty, I did not set this
man’s field on fire. The fire that I left burning was different
to that which burnt his field. I am not guilty’. Would he
deserve punishment?”
“Indeed, yes, because whatever he might say the
latter fire resulted from the former one.”
“Just so, O king, by this mind and matter deeds are
done and because of those deeds another mind and matter
is reborn; but that mind and matter is not thereby released
from the results of its previous deeds.”


Ban B/ Su Gioi Nghiem dich:




KHÔNG CÓ NGÃ THÌ AI TÁI SANH

21. Cái gì dẫn dắt đi tái sanh?
Đức vua hỏi:
- Cái gì dẫn dắt chúng sanh đi tái sanh, thưa đại đức?
- Là danh, sắc, tâu đại vương!
- Nghĩa là danh sắc của con người cũ này sanh trở lại?
- Không phải vậy, tâu đại vương! Chính danh sắc này làm các việc thiện ác; và chính do năng lực của nghiệp thiện ác ấy mà một danh sắc khác kế tục được sanh ra để nhận lãnh quả phước hoặc tội đã tạo tác.
- Nếu danh sắc cũ mà không sanh trở lại, thì đời này làm ác, đời sau đâu có chịu tội báo? Và như thế có nghĩa là mình đã thoát khỏi luân hồi sinh tử sao?
- Không phải vậy, tâu đại vương! Chỉ có người không còn gây nhân thiện ác mới chấm dứt tái sanh, chứ nếu còn gây nhân thiện ác thì sẽ sanh trở lại để thọ nhận quả báo, vòng sinh tử vì thế sẽ tiếp nối mãi không ngừng. Danh sắc cũ và danh sắc mới cũng chính là mình đấy chứ không phải ai khác.
- Xin đại đức hãy cho ví dụ.
- Ví như kẻ trộm xoài, chủ nhà bắt được quả tang dẫn đến đại vương nhờ xử trị. Bị cáo cãi rằng: "Hạ thần không hái xoài của người ấy. Trái xoài của anh ta trồng hồi trước chỉ là hạt mầm ở dưới gốc còn trái mà hạ thần hái là trái to ở trên cành. Hạ thần không có ăn trộm." Tâu đại vương! Với lý lẽ như thế, đại vương có xử phạt y được không?
- Thưa đại đức, dẫu có ngụy biện hay ho, trẫm vẫn xử phạt tên ăn trộm kia như thường!
- Sao lại thế được? Y đâu có hái cắp trái của người kia trồng đâu mà xử tội, hở đại vương?
- Đành rằng thế, nhưng mà trái cây y hái trộm ấy cũng do từ trái kia sanh ra, nó nẩy mầm, tăng trưởng mà thành. Cho nên người kia cũng không thoát khỏi tội.
Tỳ khưu Na-tiên gật đầu:
- Cũng như thế đó là danh sắc cũ và danh sắc mới, tâu đại vương . Việc tái sanh từ đời này sang đời kia cũng vậy. Các nghiệp thiện ác trong đời giống như đã gieo hạt giống, nẩy mầm, tăng trưởng, mai sau tất có quả báo.
Đức vua Mi-lan-đà cũng gật đầu:
- Trẫm đã hiểu, nhưng xin Đại đức cho một ví dụ nữa.
- Có thể được. Ví dụ có người đốt lửa sưởi ấm bên bờ ruộng, lửa ấy cháy lan sang một đám ruộng, người chủ ruộng bắt dẫn đến đại vương xử trị. Người đốt lửa tâu rằng: "Lửa của hạ thần đốt lên là lửa khác, lửa cháy ruộng ấy là lửa khác, không phải là lửa của hạ thần." Người kia nói lý như vậy, đại vương có bắt tội chăng?
- Dĩ nhiên là bị tội rồi.
- Vì cớ sao, tâu đại vương?
- Vì lửa cháy ruộng ấy cũng do từ lửa anh ta sưởi ấm trên bờ ruộng mà sanh ra, nên y không thể chạy tội được.
- Cũng vậy, ngon lửa trước là danh sắc cũ, ngọn lửa cháy ruộng tức là danh sắc mới, có được cũng từ danh sắc cũ mà ra.
- Xin cho nghe một ví dụ nữa.
- Ví như người đốt đuốc ngoài sân để ăn cơm, vô ý để tàn lửa bay sang đống rơm, lan sang nhà hàng xóm rồi thiêu rụi cả làng. Dân làng bắt y dẫn đến cho đại vương xử tội. Y cãi cố rằng, lửa cháy nhà là lửa khác còn lửa của y là ở nơi bó đuốc dùng để ăn cơm mà thôi! Đại vương có trị tội được y chăng?
- Trị tội được chứ!
- Vì cớ sao?
- Vì lửa cháy nhà có được là do từ lửa nơi bó đuốc của y.
- Cũng như thế đó là ngũ uẩn cũ và ngũ uẩn mới, tâu đại vương! Ngũ uẩn này (danh sắc cũ) tuy đã tắt nhưng cũng bởi nó mà tạo nên ngũ uẩn mới (danh sắc mới).
- Cho nghe một ví dụ nữa.
- Có người đàn ông nạp lễ vật dạm hỏi một cô gái còn nhỏ, đợi lớn lên hẳn cưới, nhưng sau đó ông ta đi làm ăn xa. Cô gái lớn lên, có người đàn ông khác đem lễ vật hậu hỉ đến cưới đem đi. Người đàn ông đi làm ăn xa trở về vác đơn thưa kiện. Người kia cãi rằng: "Vợ cũ của anh chỉ là một cô bé, còn vợ của tôi đây là một thiếu nữ." Vậy thì trường hợp ấy, đại vương xử cho ai thắng?
- Dĩ nhiên là cho người đàn ông trước thắng kiện.
- Tại sao lại như thế?
- Vì thiếu nữ kia cũng từ cô bé mà trưởng thành chứ có phải là người khác đâu.
- Cũng như thế đó là thân này và thân kia, danh sắc cũ và danh sắc mới, tâu đại vương!
- Đại đức còn có ví dụ nào nữa chăng?
- Có thể được, tâu đại vương! Ví như có người đến một chủ nuôi bò mua sữa. Mua xong, anh ta gởi bình sữa lại hẹn lát sau đến lấy, nhưng vì bận việc, hôm sau mới tới lấy sữa. Nhưng sữa đã chua, anh ta bảo rằng, anh không mua sữa chua và yêu cầu chủ bò đổi bình sữa mới. Người chủ bò không chịu, bảo rằng sữa chua là vì để cách đêm chứ không phải là sữa khác. Thế rồi hai người cãi vả nhau. Trường hợp đại vương thì đại vương xử cho ai được kiện?
- Chủ nuôi bò.
- Tại sao?
- Sữa để cách đêm thì nó chua chứ có phải là sữa khác đâu.
- Danh sắc cũ tạo nghiệp thiện ác nên có được danh sắc mới cũng y như thế, tâu đại vương .

- Trẫm hoàn toàn lãnh hội rồi, cảm ơn đại đức!
--


Ban C/ Su Indacanda dich:

6. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, ai đi tái sanh?”
Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, danh sắc đi tái sanh.”
“Có phải chính danh sắc này đi tái sanh?”
“Tâu đại vương, không phải chính danh sắc này đi tái sanh. Tâu đại vương, tuy nhiên con người tạo nghiệp thiện hoặc ác với danh sắc này, do nghiệp ấy mà danh sắc khác đi tái sanh.”
“Thưa ngài Nāgasena, nếu không phải chính danh sắc này đi tái sanh, không lẽ người ấy sẽ được thoát khỏi các nghiệp ác?”
Vị trưởng lão đã nói rằng: “Nếu không đi tái sanh thì có thể thoát khỏi các nghiệp ác. Tâu đại vương, và chính vì đi tái sanh mà không được thoát khỏi các nghiệp ác.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như người nào đó lấy trộm trái xoài của người nào khác, người chủ trái xoài bắt lấy chính người ấy rồi đem trình diện đức vua: ‘Tâu bệ hạ, các trái xoài của thần bị người này lấy trộm.’ Người ấy nói như vầy: ‘Tâu bệ hạ, thần không lấy trộm các trái xoài của người này. Các trái xoài đã được người này trồng là các trái khác, các trái xoài đã bị thần lấy trộm là các trái khác. Thần không đáng bị hình phạt.’ Tâu đại vương, phải chăng người ấy đáng bị hành phạt?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Đáng bị hành phạt.”
“Vì lý do gì?”
“Thưa ngài, cho dầu người ấy có thể nói như thế, người ấy có thể chối bỏ trái xoài trước, vẫn đáng bị hành phạt với trái xoài sau.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế con người tạo nghiệp thiện hoặc ác với danh sắc này, do nghiệp ấy mà danh sắc khác đi tái sanh, do đó không được thoát khỏi các nghiệp ác.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”  
“Tâu đại vương, giống như người nào đó lấy trộm lúa sāli —(như trên)— lấy trộm mía của người nào khác, —(như trên)— Tâu đại vương, giống như người nào đó vào mùa đông đốt ngọn lửa, sau khi sưởi ấm đã không dập tắt rồi ra đi. Sau đó, ngọn lửa ấy đốt cháy ruộng lúa của người khác. Người chủ ruộng bắt lấy chính người ấy rồi đem trình diện đức vua: ‘Tâu bệ hạ, ruộng của thần bị người này đốt cháy.’ Người ấy nói như vầy: ‘Tâu bệ hạ, thần không đốt cháy ruộng của người này. Ngọn lửa thần quên dập tắt ấy là khác, ngọn lửa đốt cháy ruộng của người này là khác. Thần không đáng bị hình phạt.’ Tâu đại vương, phải chăng người ấy đáng bị hành phạt?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Đáng bị hành phạt.”
“Vì lý do gì?”
“Thưa ngài, cho dầu người ấy có thể nói như thế, người ấy có thể chối bỏ ngọn lửa trước, vẫn đáng bị hành phạt với ngọn lửa sau.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế con người tạo nghiệp thiện hoặc ác với danh sắc này, do nghiệp ấy mà danh sắc khác đi tái sanh, do đó không được thoát khỏi các nghiệp ác.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như người nào đó cầm lấy cây đèn rồi leo lên căn gác và sử dụng nó. Cây đèn trong khi được đốt cháy có thể đốt cháy cỏ, cỏ trong khi được đốt cháy có thể đốt cháy căn nhà, căn nhà trong khi được đốt cháy có thể đốt cháy ngôi làng, dân làng bắt lấy chính người ấy rồi nói như vầy: ‘Này ông, tại sao ông đốt cháy ngôi làng?’ Người ấy nói như vầy: ‘Này các ông, tôi không đốt cháy ngôi làng. Ngọn lửa của cây đèn mà tôi đã sử dụng ánh sáng là khác, ngọn lửa đã đốt cháy ngôi làng là khác.’ Trong khi tranh cãi, họ đã đi đến gặp bệ hạ. Tâu đại vương, đại vương có thể chấp nhận lời giải thích của ai?”
“Thưa ngài, của dân làng.”
“Vì lý do gì?”
“Thưa ngài, cho dầu người ấy có thể nói như thế, tuy nhiên ngọn lửa ấy đã phát khởi chính từ đó.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế cho dầu danh sắc cận tử là khác, danh sắc trong sự đi tái sanh là khác, tuy nhiên danh sắc ấy đã phát khởi chính từ đó. Vì thế không được thoát khỏi các nghiệp ác.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như người nào đó hỏi cưới cô con gái còn nhỏ, sau khi dâng vật đính hôn rồi ra đi. Cô gái ấy sau này trưởng thành đến tuổi thành hôn. Sau đó có người đàn ông khác dâng vật đính hôn rồi cử hành đám cưới. Người kia trở lại và nói như vầy: ‘Này ông, vì sao ông dẫn đi người vợ của tôi?’ Người ấy nói như vầy: ‘Này ông, tôi không dẫn đi người vợ của ông. Cô con gái còn nhỏ trẻ tuổi đã được ông hỏi cưới và dâng vật đính hôn là cô khác, cô con gái trưởng thành đến tuổi thành hôn được tôi hỏi cưới và dâng vật đính hôn là cô khác.’ Trong khi tranh cãi, họ đã đi đến gặp bệ hạ. Tâu đại vương, đại vương có thể chấp nhận lời giải thích của ai?”  
“Thưa ngài, của người trước.”
“Vì lý do gì?”
“Thưa ngài, cho dầu người ấy có thể nói như thế, tuy nhiên cô gái ấy trưởng thành phát khởi chính từ đó.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế cho dầu danh sắc cận tử là khác, danh sắc trong sự đi tái sanh là khác, tuy nhiên danh sắc ấy đã phát khởi chính từ đó. Vì thế không được thoát khỏi các nghiệp ác.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như người nào đó mua lọ sữa tươi từ tay của người chăn bò, sau khi để lại ở tay của chính người ấy rồi ra đi (nói rằng): ‘Ngày mai, tôi sẽ nhận lấy rồi khởi hành.’ Ngày hôm sau, sữa tươi ấy có thể trở thành sữa chua. Người kia đi đến và nói như vầy: ‘Hãy trao cho tôi lọ sữa tươi.’ Người chăn bò trao sữa chua. Người kia nói như vầy; ‘Tôi không mua sữa chua từ tay của ông. Hãy trao cho tôi lọ sữa tươi.’ Người ấy nói như vầy: ‘Bộ ông không biết sữa tươi của ông đã trở thành sữa chua?’ Trong khi tranh cãi, họ đã đi đến gặp bệ hạ. Tâu đại vương, đại vương có thể chấp nhận lời giải thích của ai?”
“Thưa ngài, của người chăn bò.”
“Vì lý do gì?”
“Thưa ngài, cho dầu người ấy có thể nói như thế, tuy nhiên sữa chua ấy phát khởi chính từ đó.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế cho dầu danh sắc cận tử là khác, danh sắc trong sự đi tái sanh là khác, tuy nhiên danh sắc ấy đã phát khởi chính từ đó. Vì thế không được hoàn toàn thoát khỏi các nghiệp ác.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

--
http://www.paliviet.info/VHoc/45/Mil_02.htm

Cau hoi: 
0. Xin moi giai thich: "Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu."(Kinh TB)
1. Tien trinh sanh diet va trach nhiem cua nguoi ay. Neu tao ac nghiep, lam sao tra het? Neu khong tra het, phan ac nghiep con lai ra sao?
2. Co nen quan trong ve tai sanh khong? Sanh ve dau? Kha nang biet ve sau ra sao?
3. Ton tai kiep nhan sinh. Kha nang kiem soat kiep luan hoi cua chung ta? 
4. Nguoi thuong lam thien, chua chac sanh o coi lanh (Kinh Tang chi). Hien bao nghiep bat dinh/ Sanh bao nghiep bat dinh/ Hau bao nghiep

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét