Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Cau hoi ve su no luc/ Vāyāmakaraṇapañho/ MILINDA VAN DAO

6) Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với Pháp: "Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu"./tuong ung du luu

MILINDAPAÑHAPĀḶI 
MILINDA VẤN ĐẠO
IV. PHẨM NIẾT BÀN

Vāyāmakaraṇapañho

Cau hoi ve su no luc

Vāyāma: su no luc

karaṇa: nt. làm, sản xuất.

panho: cau hoi.


I. Su* Indacanda dich:

SA MÔN QUẢ KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG NHÃN TIỀN

5. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng: ‘Làm cách nào để cho khổ này diệt và khổ khác không thể sanh lên? Tâu đại vương, sự xuất gia của chúng tôi là với mục đích ấy.’ Có lợi ích gì với việc đã tinh tấn trước đây? Chẳng phải là nên tinh tấn trong thời hiện tại hay sao?”

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, sự tinh tấn trong thời hiện tại thì chưa làm được việc, sự tinh tấn trước đây thì đã làm được việc.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng khi nào đại vương bị khát thì khi ấy đại vương mới bảo đào giếng nước, mới bảo đào hồ nước (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ uống nước’?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế sự tinh tấn trong thời hiện tại thì chưa làm được việc, sự tinh tấn trước đây thì đã làm được việc.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng khi nào đại vương thèm ăn thì khi ấy đại vương mới bảo cày ruộng, mới bảo trồng lúa sāli, mới bảo đem thóc lại (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng bữa ăn’?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế sự tinh tấn trong thời hiện tại thì chưa làm được việc, sự tinh tấn trước đây thì đã làm được việc.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng khi nào đại vương lâm trận thì khi ấy đại vương mới bảo đào hào, mới bảo đắp lũy, mới bảo xây cổng thành, mới bảo làm vọng gác, mới bảo đem lại thóc, khi ấy đại vương mới rèn luyện về voi, mới rèn luyện về ngựa, mới rèn luyện về xe, mới rèn luyện về cung, mới rèn luyện về gươm?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế sự tinh tấn trong thời hiện tại thì chưa làm được việc, sự tinh tấn trước đây thì đã làm được việc. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:

‘Người biết việc nào lợi ích cho mình thì nên làm việc ấy trước. Không có ý nghĩ như kẻ đánh xe bò, bậc thông minh sáng trí nên cố gắng.

Giống như kẻ đánh xe bò từ bỏ con đường lớn bằng phẳng đi vào con đường gồ ghề, bị gãy trục xe rồi bực bội.

Như vậy, sau khi xa lìa Chánh Pháp, xu hướng theo phi pháp, kẻ ngu bị rơi vào miệng thần chết, sầu muộn như kẻ bị gãy trục xe vậy.’”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”’’
--

Mil. 3.1.3. Zeitiges Kämpfen - 2.4.5. Vāyāmakaraṇapañho


Der König sprach: "Du sagtest mir da, o Herr, eure Weltentsagung habe zum Ziele, dieses gegenwärtige Leiden eben schwinden und kein anderes (neues) Leiden mehr aufkommen zu lassen."

"Ja, o König, das ist das Ziel unserer Weltentsagung."

"Wie nun aber: ist dieses Ziel das Ergebnis früherer Anstrengung, oder hat man wohl, wenn die Zeit herangekommen ist, immer noch zu kämpfen?"

"Ist einmal die Zeit herangekommen, o König, so hat das Kämpfen keinen Zweck mehr; die frühere Anstrengung hat ja dann bereits ihren Zweck erfüllt."

"Erläutere mir dies!"

"Was meinst du, o König: wenn du Durst hast und Wasser zu trinken wünschtest, wirst du da wohl zu diesem Zwecke erst einen Brunnen oder eine Zisterne graben?"

"Gewiß nicht, o Herr!"

"Ebenso auch, o König, hat, sobald die Zeit erst einmal herangekommen ist, das Kämpfen keinen Zweck mehr; die frühere Anstrengung hat ja dann bereits ihren Zweck erfüllt."

"Gib mir ein weiteres Gleichnis!"

"Was meinst du, o König: wenn du Hunger hast und zu essen wünschest, wirst du da wohl zu diesem Zwecke es für nötig halten, erst das Feld zu pflügen, den Samen zu säen oder das Getreide herbeischaffen zu lassen?"

"Gewiß nicht, o Herr."

"Ebenso auch, o König, hat, sobald die Zeit erst einmal herangekommen ist, das Kämpfen keinen Zweck mehr; die frühere Anstrengung hat ja dann bereits ihren Zweck erfüllt."

"Gib mir noch ein weiteres Gleichnis!"

"Was meinst du, o König: wenn dir eine Schlacht bevorsteht, wirst du wohl erst dann Festungsgräben ziehen, Wälle aufwerfen, Verschanzungen und Warten errichten, Proviant herbeischaffen und damit anfangen, mit den Elefanten, Pferden und Streitwagen umgehen zu lernen und dich mit Schießen und Fechten vertraut zu machen?"

"Gewiß nicht, o Herr."

"Ebenso auch, o König, hat sobald die Zeit erst einmal heran gekommen ist, das Kämpfen keinen Zweck mehr; die frühere Anstrengung hat ja dann bereits ihren Zweck erfüllt. Auch der Erhabene, o König, sagt:

Was als heilsam man erkannt hat,Das verrichte man beizeiten,Denke nicht wie manch ein Kärrner,Sondern kämpfe klug und stark. G'rade wie so mancher Kärrner,Der, den ebnen Weg verlassend,Holperig-schlechtem Pfade folgt,Klagt, wenn seine Achse bricht: So auch klagt, wer's Rechte flichtUnd wess' Herz dem Bösen folgt,In des Todes Schlund geraten,Wie der Kärrner über seine Achse."

(S.2.23)

"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"
--
Su* Pesala dich:


3. “You said that your going forth was so that this
suffering might be extinguished and no further suffering arise. Is it brought about by previous effort, or to be striven after now, in the present?”
“Effort now is concerned with what remains to be
done, former effort has accomplished what it had to do.”
“Give me an illustration.”
“Is it when the enemy is arrayed against you that you
set to work to have a moat dug, a rampart raised, a watchtower built, a stronghold constructed and stores collected?”
“Certainly not your reverence.”
“Just so, effort now is concerned with what remains to
be done, former effort has accomplished what it had to do.”

--
Su* Gioi Nghiem dich:

43. Sớm ngăn ngừa điều ác


Đức vua hỏi:
- Trẫm có nghe rằng, người tu hành trong Phật giáo thường ngăn ngừa điều ác, ngăn ngừa nguyên nhân sanh khổ, tại sao không đợi nó đến để dập tắt luôn?

- Không những ngăn ngừa điều ác, mà tất cả các thiện pháp cần phải nên tu tập càng sớm càng tốt mới thu được nhiều lợi ích, nếu để muộn thì thật là nguy hiểm, tâu đại vương!

- Tại sao thế?
- Ví dụ đại vương đợi đến khi khát nước cháy cổ mới sửa soạn sai người đào giếng? Việc làm ấy có thích đáng không, có kịp có nước để uống không?

- Phải đào giếng từ trước.
- Phàm tu hành cũng vậy, nếu khi sự khổ đến mới lo tu thì muộn rồi. Lại nữa, ví như đại vương đợi đến khi đói bụng mới sai người cày ruộng, gieo mạ... thì đến lúc gặt lúa có còn cứu kịp cơn đói của đại vương chăng?

- Chẳng thể cứu kịp.
- Ví như đại vương bảo vệ hoàng thành này, nhưng đại vương lại suy nghĩ: "Đợi khi giặc đến ta sẽ luyện tập quân sĩ, rèn đúc khí giới, huấn luyện ngựa voi v.v...". Sự suy nghĩ ấy có đúng thời chăng?

- Thì hoàng cung này giặc sẽ chiếm mất.
- Cũng vậy, người tu hành phải biết lo toan từ trước, sớm làm điều lành, sớm ngăn ngừa điều ác, đợi đến khi nước đến chân thì không kịp nữa. Nên Đức Thế Tôn có dạy rằng: "Người có trí tuệ hằng tìm lợi ích an vui cho mình, đừng như kẻ buôn thóc kia, lối đi bằng phẳng, dễ dàng thì không chịu đi; lại lựa chọn con đường gập ghềnh, hiểm trở mà đánh xe đi, đến khi gãy trục, gãy vành, ngồi khóc lóc, thở than! Kẻ ngu bỏ lành làm ác cũng y như thế, có hối cũng đã muộn màng."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét