MILINDAPAÑHAPĀLI
MILINDA VẤNĐẠO
Bhagavato upasampadāpañho
CAU HOI VE SU THO CU TUC GIOI CUA DUC PHAT
00. TU VUNG:
Bhagavato upasampadāpañho
upasampadā: f. sự thâu được, sự thọ cụ túc giới của vị Tỳ Khưu trong Phật giáo. --panna pp. được, đắc được, thọ được cụ túc giới.
I SU* INDACANDA DICH:
5. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, có phải việc tu lên bậc trên là tốt?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Việc tu lên bậc trên là tốt.”
“Thưa ngài, vậy đối với đức Phật có việc tu lên bậc trên, hay là không có?”
“Tâu đại vương, đức Thế Tôn đã tu lên bậc trên ở cội cây Bồ Đề với trí biết tất cả. Đối với đức Thế Tôn không có việc tu lên bậc trên được ban cho bởi những người khác. Tâu đại vương, giống như việc đức Thế Tôn quy định điều học cho các đệ tử, cho đến trọn đời không nên vượt qua.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
6. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, người khóc vì việc qua đời của mẹ và người khóc vì sự yêu mến Pháp, trong hai người đang khóc ấy nước mắt của ai là liều thuốc, nước mắt của ai không phải là liều thuốc?”
“Tâu đại vương, nước mắt của một người là nóng nảy, do tham sân si, có vấy bụi, của một người là mát mẻ, do hỷ và thiện tâm, không có vấy bụi. Tâu đại vương, cái nào mát mẻ cái ấy là liều thuốc, cái nào nóng này cái ấy không phải là liều thuốc.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
--
II. TIENG DUC
Mil. 3.3.5. Buddhas Mönchsweihe - 2.6.5. Bhagavato upasampadāpañho
Der König sprach: "Ist wohl, ehrwürdiger Nāgasena, die Weihe als Mönch etwas Gutes?"
"Freilich ist die Weihe etwas Gutes."
"Besaß denn aber, o Herr, der Buddha die Weihe oder nicht?"
"Der Erhabene, o König, wurde am Fuße des Bodhibaumes, gleichzeitig mit der Erlangung der Allwissenheit, der Weihe teilhaftig. Nicht aber haben andere dem Erhabenen die Weihe verliehen, so wie der Erhabene für seine Jünger die Ordensregel festsetzte, die zeitlebens nicht übertreten werden darf."
"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"
--
III. SU* GIOI NGHIEM DICH:
6
63. Ai truyền cụ túc giới cho Đức Phật?
Đức vua hỏi:
- Phải cần có những điều kiện nào để cho những người tu lên bậc trên được gọi là thành tựu cụ túc giới, thưa đại đức?
- Phải cần có đủ thầy yết ma, thầy hòa thượng tế độ và số Tăng hội chứng minh, tâu đại vương .
- Đức Thế Tôn có cụ túc giới không?
- Ngài là bậc có cụ túc giới viên mãn nhất.
Đức vua hỏi tiếp:
- Vậy ai là thầy yết ma, thầy hòa thượng tế độ cho Đức Phật? Và tăng chúng chứng minh có bao nhiêu vị, không thấy đâu nói tới?
- Tâu đại vương! Đức Thế Tôn cụ túc giới viên mãn nhất, nhưng ngài không có ai là thầy, lấy đâu ra Tăng hội!
Đức vua quay qua mọi người:
- Xin chư vị có mặt đây làm chứng cho câu nói của đại đức Na-tiên! Khi trẫm hỏi những điều kiện tựu thành cụ túc giới, đại đức bảo là phải có đủ thầy yết ma, thầy hòa thượng tế độ cùng số Tăng hội chứng minh. Trẫm hỏi là Đức Thế Tôn có cụ túc giới không, đại đức bảo là Đức Phật cụ túc giới viên mãn nhất, thế nhưng lại bảo là cụ túc giới của Đức Phật không có yết ma, hòa thượng, không có Tăng hội! Một vị sa môn như đại đức tại sao trước sau bất nhất, lời nói sau phủ nhận lời nói trước là thế nào?
Na-tiên tỳ khưu im lặng.
Đức vua tấn công tiếp:
- Như thế, rõ ràng Đức Phật chưa có cụ túc giới, đang tu bậc thấp, chưa tu lên bậc cao!
Đại đức Na-tiên bây giờ mới hỏi:
- Đại vương, bần tăng thấy đại vương có khí độ trầm tĩnh, ăn nói trầm tĩnh; những cách nói thô tháo, cộc cằn, phùng mang, trợn mắt không có nơi đại vương; đại vương cũng không vung tay, múa chân như những kẻ say rượu... Bần tăng không rõ tại sao đại vương lại được như thế?
- Có gì đâu, vì trẫm thấy những điều ấy là xấu, là biểu hiện một nhân cách tầm thường, nông nổi... nên tự chế và bỏ dần những tính xấu ấy đi.
- Có nhiều người cũng tự chế, cũng biết đấy là xấu nhưng sao không bỏ được?
- Có lẽ họ huân tập quá sâu dày, và có những tính xấu không phải chỉ một vài kiếp mà bỏ xong!
- Đại vương hãy nghe cho rõ đây! Giới luật, ban đầu là để ngăn ngừa những vọng động thô tháo của thân và khẩu rồi dần dần đi sâu vào ý. Đức Thế Tôn sở dĩ cụ túc giới viên mãn bởi vì ngài đã rèn luyện thân khẩu ý từ vô lượng kiếp; bởi ngài đã huân tập các công hạnh, nhất là ba mươi ba la mật rốt ráo và viên mãn nhất. Lại nữa, ngài là bậc Toàn Giác, có tuệ biết tất cả thế gian pháp; biết rõ cái nào xấu cần phải ngăn ngừa, loại bỏ; biết rõ cái nào là tốt cần phải phát huy, tăng trưởng. Mọi giới luật cũng từ đấy mà ra. Nói cách khác, Đức Phật giác ngộ giới luật, sống với giới luật ở trong tâm, nên những biểu hiện ra bên ngoài của ngài về đi, đứng, nằm, ngồi, mặc y, thọ thực, đối nhân, xử thế... đều mẫu mực, đoan nghiêm, từ hòa, chín chắn, mô phạm... một cách tuyệt hảo và toàn bích.
Sở dĩ Đức Thế Tôn cụ túc giới viên mãn, không có ai là thầy, vì ngài đã cùng với cụ túc giới ấy là một; ngài giác ngộ cụ túc giới, đem ra giáo giới Tăng chúng, rồi Tăng chúng y cứ vào giới luật ấy để tu tập, để đi đến chỗ không còn lỗi lầm, không còn cả một tính xấu nhỏ. Các tầng Thánh quả là các cấp độ tu tập dần dần đến chỗ hoàn mỹ là vậy đó, tâu đại vương. Ví như đại vương biết những tính xấu để tự chế... là đại vương cũng bắt đầu đi theo con đường như Đức Phật đã đi; nhưng lộ trình của Đức Phật sâu dày hơn, lâu xa hơn, đã vô lượng kiếp rồi, thế thôi!
- Trẫm đã có hiểu được chút ít, mong đại đức giảng thêm: tại sao cụ túc giới của Đức Phật là không ai hơn được?
- Điều này bần tăng nói rồi - là ba mươi pháp ba la mật của ngài như bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chơn thật, quyết định, tâm từ, tâm xả của Đức Phật đã trọn vẹn và toàn hảo trên thế gian không ai bằng được; nên ngài đã tự thành tựu cụ túc, nghĩa là pháp chưa từng sanh được sanh lên, là pháp phi thường mà thế gian chưa từng có. Không ai có đủ đức để ở trên, ở cao hơn cụ túc giới của Đức Phật, tâu đại vương .
- Cho xin nghe ví dụ được chăng?
- Đại vương là bậc tối thượng trong một nước, có ai trong nước này oai lực hơn đại vương chăng?
- Không có.
- Nếu có kẻ đòi ngồi lên đầu lên cổ của đại vương thì đại vương làm sao?
- Trẫm sẽ chém đầu.
- Cũng như thế đó là cụ túc giới của Đức Thế Tôn. Cụ túc giới của Đức Thế Tôn là có oai lực nhất. Ai có ý nghĩ truyền cụ túc giới cho Đức Phật, thì kẻ đó, vì thiếu giới đức, định đức, tuệ đức nên đầu của y sẽ bị vỡ thành bảy mảnh.
- Vậy là trẫm hiểu rồi, trên thế gian này chẳng có nhóm Tăng hội nào có đủ uy đức, oai lực để truyền giới cho Đức Thế Tôn cả.
- Không phải vậy đâu, đại vương !
Đức vua ngạc nhiên:
- Tại sao?
- Có cả thảy ba nhóm Tăng, tâu đại vương! Chính có ba nhóm Tăng này cu hội mà truyền giới cụ túc đến cho Đức Thế Tôn , đó là:
2. Nhóm thiện Tăng (Kusala sangha)
3. Nhóm quả Tăng (Phala sangha)
Cho nên Đức Thế Tôn có thuyết rằng: "Người nào có tâm chơn chánh, trực hạnh, thực hiện giới, định, tuệ, đi trên con đường bốn đạo và thành tựu bốn quả - người ấy được Như lai gọi là Tăng"
- Hay lắm vậy!
--
IV. TIENG ANH
5. “Is ordination a good thing?”
“Yes it is.”
“But did the Buddha obtain it or not?”
“Great king, when the Buddha attained omniscience
at the foot of the Bodhi tree, that was for him an ordination;
in the way that he has laid down for his disciples.”
V. PALI
4. Rājā āha: "bhante nāgasena buddho brahmacārī?" Ti.
"Āma mahārāja bhagavā brahmacārī" ti.
"Tena hi bhante nāgasena buddho brahmuno sisso?" Ti.
[SL Page 072] [\x 72/]
"Atthi pana te mahārāja hatthi pāmokkho?" Ti.
"Kinnu kho mahārāja so hatthi kadāci karahaci koñcanādaṃ nadatī' ti.
"Āma bhante nadatī" ti.
Tena hi te mahārāja, so hatthi koñcānaṃ-18. Sisso?" Ti.
"Na hi bhante" ti.
"Kimpana mahārāja brahmā sabuddhiko?" Ti.
"Sabuddhiko bhante" ti.
"Tena hi mahārāja brahmā bhagavato sisso" ti.
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét