Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Brahmalokapañho/ KINH MILINDA VAN DAO



MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO


Brahmalokapañho

Cau hoi ve coi pham thien



00. TU VUNG:


2.7. Arūpadhammavavattanavaggo

Arūpa: a. vô sắc, không hình tướng, không có thể xác. --kāyika a. thuộc về chúng sanh vô sắc tướng. --bhava m. cảnh giới vô sắc. --loka m. vô sắc giới. --pāvacara a. thuộc về cảnh giới vô sắc.

Brahmalokapañho



I SU* INDACANDA DICH:

VII. PHẨM XÁC ĐỊNH CÁC PHÁP VÔ SẮC


4. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, cõi Phạm Thiên cách đây bao xa?
“Tâu đại vương, cõi Phạm Thiên cách đây xa lắm. Tảng đá kích thước bằng ngôi nhà mái nhọn bị rơi từ nơi ấy, trong khi rơi xuống ngày đêm bốn mươi tám ngàn do-tuần thì bốn tháng mới có thể đến được trái đất.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài nói như vầy: ‘Cũng giống như người đàn ông có sức mạnh có thể duỗi ra cánh tay đã được co lại, hoặc có thể co lại cánh tay đã được duỗi ra, tương tợ y như thế, vị tỳ khưu có thần thông, đã đạt đến năng lực của tâm, biến mất ở Jambudīpa có thể hiện ra ở cõi Phạm Thiên.’ Trẫm không tin lời nói này. Như vậy vị ấy sẽ di chuyển cực kỳ nhanh đến cả nhiều trăm do-tuần?”  
Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, sanh quán của ngài ở đâu?”
“Thưa ngài, có hòn đảo tên là Alasandā. Trẫm sanh ra tại nơi ấy.”
“Tâu đại vương, Alasandā cách đây bao xa?”
“Thưa ngài, khoảng cách hai trăm do-tuần.”
“Tâu đại vương, phải chăng ngài biết rõ là ngài đã làm một việc cần làm nào đó ở tại nơi ấy và ngài vẫn còn nhớ?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Trẫm nhớ.”
“Tâu đại vương, quả là ngài đã di chuyển khoảng cách hai trăm do-tuần một cách nhẹ nhàng.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
--
II. PALI

4. Rājā āha: "bhante nāgasena kīvadūre ito brahamaloko?" Ti. 
"Duro kho mahārāja ito brahmaloko. Kūṭāgāramattā silā tamhā patitā ahorattena aṭṭhacattāḷīsayojanasahassāni bhassamānā catūhi māsehi paṭhaviyaṃ patiṭṭhaheyyā" ti. 
 
"Bhante nāgasena tumhe evaṃ bhaṇatha: 'seyyathāpi balavā puriso sammiñjitaṃ vā bāhaṃ pasāreyya, pasāritaṃ vā bāhaṃ sammiñjeyya, evamevaṃ iddhimā bhikkhu cetovasippatto jambudīpe antarahito brahmaloke pātubhāveyyā'ti etaṃ vacanaṃ na saddahāmi. Evaṃ atisīghaṃ tāva bahūni yojanasatāni gacchissatī?" Ti. 
 
"Thero āha: "kuhimpana mahārāja tava jātabhumī?" Ti. 
 
[SL Page 080] [\x 80/] 
 
"Atthi bhante alasandā nāma dīpo. Tatthāhaṃ jāto" ti. 
"Kivadūre mahārāja ito alasandā hotī?" Ti. 
"Dumattāni bhante yojanasatānī" ti. 
"Abhijānāsi nu tvaṃ mahārāja tattha kiñcideva karaṇiyaṃ karitvā saritā?" Ti. 
"Āma bhante sarāmī" ki. 
"Lahuṃ kho tvaṃ mahārāja gato'si dumattāni yojanasatānī" ti. 
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti. 
 
III. TIENG DUC

4. Kapitel

2.7. Arūpadhammavavattanavaggo

Mil. 3.4.4. Geschwindigkeit - 2.7.4. Brahmalokapañho


Der König sprach: "Wie weit, ehrwürdiger Nāgasena, ist es von hier bis zur Götterwelt?"
"Gar weit, o König, ist es von hier bis zur Götterwelt. Wenn da zum Beispiel ein Felsen, so groß wie ein Giebelhaus, von dort herabfallen sollte, so würde er erst nach vier Monaten die Erde erreichen, obzwar er schon in vierundzwanzig Stunden achtundvierzig tausend indische Meilen zurücklegt."
"Ihr behauptet aber doch, ehrwürdiger Nāgasena, daß ein magiegewaltiger, geistbeherrschter Mönch imstande sei - gerade so schnell wie ein starker Mann seinen gebeugten Arm streckt oder seinen gestreckten Arm wieder beugt - von Indien zu verschwinden und in der Götterwelt wieder zu erscheinen. So etwas kann ich nicht glauben. Denn wie könnte wohl ein Mensch in dieser außerordentlichen Schnelligkeit so viele Hunderte von Meilen zurücklegen?"
Der Ordensältere sprach: "In welchem Lande, o König, bist du geboren?"
"Es gibt da ein Land zwischen zwei Flüssen, o Herr, mit Namen Alexandria. Dort bin ich geboren."
    [Alexandria = Alasando nāma dīpo. - I.B. Horner, in ihrer englischen Übersetzung dieses Werkes ("Milinda's Questions", London 1963) hat hier die folgende Anmerkung (Vol. 1. p. 114):
    "Siehe Cambridge Hist. of India, I, 550 für diese Bedeutung von dvīpa (doab), die hier zutrifft als ein Hinweis auf <das Land zwischen den Panjshir und Kabul-Flüssen, wo die Ruinen von Alexanders Stadt nahe Charikar identifiziert wurden>."]
"Wie weit, o König, ist es wohl von hier bis Alexandria?"
"Zweihundert Meilen, o Herr."
"Kannst du dich wohl, o König, an irgend etwas erinnern, das du dort getan hast?"
"Gewiß, o Herr, ich erinnere mich da eben gerade an etwas."
"Fürwahr, o König, gar schnell hast du die zweihundert Meilen zurückgelegt."
"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"

--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:


73. Cõi Phạm Thiên bao xa?
- Thưa đại đức! Từ đây đến cõi trời phạm thiên bao xa?
- Xa lắm, tâu đại vương!
- Đại đức có thể cho biết cụ thể được chăng?
- Có thể được, tuy không xác đáng lắm, nhưng đại vương có thể hình dung. Rằng là nếu có một tảng đá to lớn bằng một tòa nhà, rớt từ cõi trời phạm thiên xuống thì nó phải mất bốn tháng mới đến được nơi đây, tâu đại vương.
- Thế tại sao kinh sách Phật giáo nói rằng, một tỳ khưu có thần thông có thể bay từ cõi người lên cõi phạm thiên chỉ với thời gian như viên lực sĩ co duỗi cánh tay? Điều ấy thật khó tin.
Đại đức Na-tiên không trả lời mà lại hỏi:
- Đại vương quê quán ở đâu?
- Trẫm sanh ra và lớn lên ở đảo Alasanda, thưa đại đức.
- Từ đây đến đó có xa chăng?
- Xa lắm, có lẽ xa hơn hai trăm do tuần.
- Thế đại vương có nhớ việc gì xảy ra tại quê cũ của đại vương chăng?
- Trẫm nhớ chứ, và nhớ một cách dễ dàng.
- Sao đại vương có thể đi và về vượt qua hai trăm do tuần nhanh đến vậy?
Đức vua Mi-lan-đà cười xòa:
- Đại đức nhạy trí quá, trẫm rất cảm phục.!

--

V. TIENG ANH

4. “How far is it to the Brahmà realm?”
“Very far, O king; it would take a rock four months to
reach the earth from the Brahmà realm even though it fell
48,000 leagues each day.”
“So how can a monk travel there so quickly even by
supernormal power?”
“Where were you born, O king?”
“There is an island called Alasanda; I was born there.”
“How far is it from here?”
“About two hundred leagues.”
“Do you recall any business you did there?”
“Yes I do.”
“So quickly you have gone two hundred leagues! Just
so, the monk can reach the Brahmà realm at once by
supernormal power.”



VI. BAN DICH CUA CAO HUU DINH

51. Thần thông chẳng quản xa gần
Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, từ mặt đất lên tới cõi trời Phạm Thiên (1) đường dài phỏng
độ bao xa?
-- Tâu Ðại vương, rất xa. Giả sử có người cầm một tảng đá lớn bằng tòa
cung điện của nhà vua đây mà đứng nơi tầng trời ấy rồi buông tay ra cho đá
rơi xuống thì phải mất sáu tháng đá ấy mới rơi tới mặt đất.
-- Mặt khác các sa môn trong hàng ngũ Ðại đức lại dạy rằng những ai chứng
đắc đạo quả A La Hán đều có phép thần thông, bay từ mặt đất lên tới cõi trời
Phạm Thiên, mau bằng khoảng thời gian của người lực sĩ co duỗi cánh tay.
Quả thật trẫm không thể nào tin được điều đó. Vượt qua cả ngàn muôn ức
dặm, sao lại có thể lẹ đến như thế được?
-- Thưa, Ðại vương quê quán ở đâu?
-- Ở ốc đảo A Lệ Tán nước Ðại Tân (2)
-- Từ đây đến đó bao xa?
-- Hai ngàn do tuần (3)
-- Có khi nào Ðại vương tưởng nghĩ đến những sự việc xảy ra ở quê cũ
không?
-- Có. Trẩm tưởng nhớ đến luôn.
-- Bây giờ, Ðại vương thử nhớ lại một việc đã làm tại đấy.
-- Trẩm nhớ lại rồi.
-- Sao Ðại vương vượt qua tám vạn dặm vừa đi vừa về, mà lại mau đến thế?
-- Hay thay! Hay thay!
(1) Cõi trời Phạm Thiên: tầng trời thứ bảy, sau khi vượt khỏi tầng trời của
cõi dục.
(2) Nước Ðại Tân cũng gọi là nước Ðại Hạ, tức nước Batriane, ở về phía tây
Trung Á, và phía Bắc nước Ba Tư ngày nay. Nước nầy do một tướng lãnh
người Hy Lạp tên là Diodotos thành lập. Ông vốn là tổng trấn xứ nầy, do
triều đình Séleucides bổ nhiệm, đến năm 200 trước TL thì tự tách ra vương
hiệu của ông là Diodotos i, vua nước Batriane. Truyền đến đời con là
Diodotos II (235 225 trước TL) bị mất vào tay một tướng lãnh làm phản tên
là Euthydème de Magnesie là Démétrios kế nghiệp cha, cất quân đánh chiếm
Ấn Ðộ, tiến xuống tới vùng lưu vực sông Hằng và vây hảm thành Ba Liên
Phất (Pataliputra). Bãy giờ cũng là lúc đế quốc Khổng Tước (Maurya) sụp
đổ (187 trước TL). Trên đường về, ông giao vùng tây Ấn lại cho rể ông cai
trị. Ðó là vua Di Lan Ðà (Milinda) nói trong kinh nầy.
Ốc đảo A Lệ Tán tức Alasanda, một thị trấn do A Lịch Sơn đại đế thành lập,
nguyên gọi là Alexandrie sous caucase ở về phía tây cuối rặng Thông Lãnh
(Hindukush), trên con đường giao thông giữa Bắc Trung Hoa và Tiểu Á Tế
Á, quẹo xuống Ấn Ðộ, thị trấn nầy trước khi chưa thành lập nguyên là một
ốc đảo.
(3) Do tuần: Ðơn vị đo bề dài của Ấn Ðộ xưa. Một do tuần bằng 40 dặm của
Trung Hoa, phỏng non 10Km

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét