MILINDAPAÑHAPĀLI
MILINDA VẤNĐẠO
Dvinnaṃ lokuppannānaṃ samakabhāvapañho
Cau hoi
00. TU VUNG:
dvi: so hai
VII. PHẨM XÁC ĐỊNH CÁC PHÁP VÔ SẮC
5. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, người từ trần ở đây rồi sanh vào cõi Phạm Thiên, và người từ trần ở đây rồi sanh vào xứ Kasmīra, ai là lâu hơn, ai là mau hơn?”
“Tâu đại vương, bằng nhau.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, thành phố quê hương của ngài ở đâu?”
“Thưa ngài, có ngôi làng tên là Kalasi. Trẫm sanh ra tại nơi ấy.”
“Tâu đại vương, ngôi làng Kalasi cách đây bao xa?”
“Thưa ngài, khoảng cách hai trăm do-tuần.”
“Tâu đại vương, Kasmīra cách đây bao xa?”
“Thưa ngài, mười hai do-tuần.”
“Tâu đại vương, đại vương hãy nghĩ đến ngôi làng Kalasi đi?”
“Thưa ngài, đã nghĩ đến rồi.”
“Tâu đại vương, đại vương hãy nghĩ đến Kasmīra đi?”
“Thưa ngài, đã nghĩ đến rồi.”
“Tâu đại vương, cái nào đã được suy nghĩ lâu, cái nào mau hơn?”
“Thưa ngài, bằng nhau.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người từ trần ở đây rồi sanh vào cõi Phạm Thiên, và người từ trần ở đây rồi sanh vào xứ Kasmīra, họ sanh lên đều bằng nhau.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Hai con chim bay ở không trung, một con trong số đó đậu xuống ở cây cao, một con đậu ở cây thấp. Khi chúng đồng thời đáp xuống, bóng của con nào thành lập ở mặt đất trước, bóng của con nào thành lập ở mặt đất lâu hơn?”
“Thưa ngài, bằng nhau.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người từ trần ở đây rồi sanh vào cõi Phạm Thiên, và người từ trần ở đây rồi sanh vào xứ Kasmīra, họ sanh lên đều bằng nhau.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”--
II. PALI
5. Rājā āha: 'bhante nāgasena yo idha kālakato brahmaloke uppajjeyya, yo ca idha kālakato kasmīre uppajjeyya, ko cirataraṃ? Ko sīghataranti?"
"Samakaṃ mahārājā" ti.
"Opammaṃ karohī" ti.
"Kuhimpana mahārāja [PTS Page 083] [\q 83/] tava jātanagaranti?"
"Atthi bhante kalasigāmo nāma. Tatthāhaṃ jāto" ti.
"Kīvadūre mahārāja ito kalasigāmo hotī? " Ti.
"Dūmattāni bhante yojanasatānī" ti.
"Kīvadūre mahārāja ito kasmīraṃ hotī?" Ti.
"Dvādasa bhante yojanātī"ti.
"Ighaṃ tvaṃ mahārāja kalasigāmaṃ cintehī" ti.
"Cintito bhante" ti.
"Igha tvaṃ mahārāja kasmīraṃ cintehī" ti.
"Cintitambhante" ti.
"Katamannu kho mahārāja cirena cintitaṃ? Katamaṃ sīghataranti?"
"Samakaṃ bhante" ti.
"Evameva kho mahārāja, yo idha kālakato brahmaloke uppajjeyya, yo ca idha kālakato kasmīre uppajjeyya. Samakaṃ yeva uppajjantī" ti.
"Bhiyyo opammaṃ karohī" ti.
[SL Page 081] [\x 81/]
"Taṃ kimaññasi mahārāja, dve sakuṇā ākāsena gaccheyyuṃ, tesu eko ucce rukkhe nisīdeyya eko nīce rukkhe nisīdeyya, tesaṃ samakaṃ patiṭṭhitānaṃ katamassa chāyā paṭhamataraṃ paṭhaviyaṃ patiṭṭhaheyya? Katamassa chāyā cirena paṭhaviyaṃ patiṭṭhaheyyā?" Ti.
"Samakaṃ bhante" ti.
"Evameva kho mahārāja, yo idha kālakato, brahmaloke uppajjeyya, yo ca idhakālakato kasmīre upparejjayya, samakaṃ yeva uppajjantī" ti.
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti.
"Samakaṃ mahārājā" ti.
"Opammaṃ karohī" ti.
"Kuhimpana mahārāja [PTS Page 083] [\q 83/] tava jātanagaranti?"
"Atthi bhante kalasigāmo nāma. Tatthāhaṃ jāto" ti.
"Kīvadūre mahārāja ito kalasigāmo hotī? " Ti.
"Dūmattāni bhante yojanasatānī" ti.
"Kīvadūre mahārāja ito kasmīraṃ hotī?" Ti.
"Dvādasa bhante yojanātī"ti.
"Ighaṃ tvaṃ mahārāja kalasigāmaṃ cintehī" ti.
"Cintito bhante" ti.
"Igha tvaṃ mahārāja kasmīraṃ cintehī" ti.
"Cintitambhante" ti.
"Katamannu kho mahārāja cirena cintitaṃ? Katamaṃ sīghataranti?"
"Samakaṃ bhante" ti.
"Evameva kho mahārāja, yo idha kālakato brahmaloke uppajjeyya, yo ca idha kālakato kasmīre uppajjeyya. Samakaṃ yeva uppajjantī" ti.
"Bhiyyo opammaṃ karohī" ti.
[SL Page 081] [\x 81/]
"Taṃ kimaññasi mahārāja, dve sakuṇā ākāsena gaccheyyuṃ, tesu eko ucce rukkhe nisīdeyya eko nīce rukkhe nisīdeyya, tesaṃ samakaṃ patiṭṭhitānaṃ katamassa chāyā paṭhamataraṃ paṭhaviyaṃ patiṭṭhaheyya? Katamassa chāyā cirena paṭhaviyaṃ patiṭṭhaheyyā?" Ti.
"Samakaṃ bhante" ti.
"Evameva kho mahārāja, yo idha kālakato, brahmaloke uppajjeyya, yo ca idhakālakato kasmīre upparejjayya, samakaṃ yeva uppajjantī" ti.
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti.
III. TIENG DUC
4. Kapitel
2.7. Arūpadhammavavattanavaggo
Mil. 3.4.5. Unmittelbarkeit der Wiedergeburt - 2.7.5. Dvinnaṃ lokuppannānaṃ samakabhāvapañho
Der König sprach: "Nehmen wir nun einmal an, ehrwürdiger Nāgasena, daß da einer nach seinem Abscheiden von hier in der Götterwelt wiedergeboren würde und ein anderer in Kaschmir. Wer würde da wohl später und wer früher an seinem Ziele anlangen?"
"Beide würden gleichzeitig anlangen, o König."
"Gib mir ein Gleichnis!"
"An welchem Orte bist du geboren, o König?"
"Es gibt da, o Herr, ein Dorf mit Namen Kalasi. Dort bin ich geboren."
"Wie weit, o König, ist es wohl von hier bis zum Dorfe Kalasi?"
"Zweihundert indische Meilen, o Herr."
"Wie weit aber, o König, ist es von hier bis Kaschmir?"
"Zwölf Meilen, o Herr."
"Nun, o König, so denke einmal an das Dorf Kalasi!"
"Gut, o Herr, ich denke eben daran."
"Und nun, o König, denke an Kaschmir!"
"Gut, ich habe es getan."
"Welchen Ort nun, o König, hast du in Gedanken schneller erreicht und welchen langsamer?"
"Gleich schnell, o Herr, habe ich an beide gedacht."
"Ebenso auch, o König, braucht ein jeder dieselbe Zeit um wiedergeboren zu werden, gleichviel ob er in der Götterwelt oder in Kaschmir wiedergeboren wird."
"Gib mir ein weiteres Gleichnis hierfür!"
"Nimm an, o König, zwei Vögel flögen durch die Luft. Und der eine von ihnen setzte sich auf einen hohen und der andere auf einen niedrigen Baum. Wenn nun beide zu ein und derselben Zeit sich setzen sollten, wessen Schatten würde da früher und wessen Schatten später auf den Boden fallen?"
"Beide Schatten, o Herr, würden ganz gleichzeitig auf den Boden fallen."
"Ebenso auch, o König, braucht ein jeder dieselbe Zeit um wiedergeboren zu werden, gleichviel ob er in der Götterwelt oder in Kaschmir wiedergeboren wird."
"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"
--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:
74. Thời gian tái sanh
- Thưa đại đức, ví dụ có hai người ở đây cùng chết, một người được sanh lên cõi trời phạm thiên, một người đầu thai vào xứ Kasmir kế cận đây, thế thì ai sẽ đến trước?
- Cùng đến một lúc, tâu đại vương.
- Xa gần không đồng nhau mà sao lại cùng đến một lượt, thưa đại đức?
- Thế thì đại vương thử nhiếp tâm nghĩ đến xứ sở Alasanda của đại vương đi?
- Trẫm nghĩ rồi.
- Bây giờ đại vương lại nhiếp tâm nghĩ đến xứ sở Kasmir đi!
- Trẫm nghĩ rồi!
- Thời gian mà đại vương nghĩ đến hai xứ sở ấy, xứ sở nào mau hơn?
- Thời gian bằng nhau.
- Tại sao thế? Xứ Alasanda của đại vương cách đây hai trăm do tuần, xứ Kasmir cách đây chỉ có mười hai do tuần mà thời gian đi về lại bằng nhau?
- Quả đúng như thế thật. Nhưng đại đức có thể cho nghe thêm ví dụ nữa được chăng?
- Ví dụ có hai con chim cùng bay, một con tìm đậu nhánh cao, một con tìm đậu nhánh thấp, chúng cùng đậu một lần. Bần tăng thử hỏi đại vương, cái bóng của hai con chim ấy, bóng nào rọi xuống mặt đất trước?
- Cùng một lần, không trước không sau.
- Chúng sanh chấm dứt thọ mạng ở đây, dẫu hóa sanh lên cõi Phạm thiên, dẫu đầu thai vào cảnh người thì thời gian vẫn đồng nhau, không có sau trước, tâu đại vương.
- Đại đức cho nghe thêm ví dụ.
- Đại vương hãy nhìn sắc thân của bần tăng đi?
- Trẫm nhìn rồi.
- Đại vương bỏ bần tăng, và qua cửa kính trên nóc cung điện, nhìn mặt trời thử xem.
- Trẫm nhìn rồi.
- Thời gian mà đại vương nhìn bần tăng ở cạnh đây và thời gian mà đại vương nhìn mặt trời xa xăm kia, có bằng nhau chăng?
Đức vua Mi-lan-đà gật đầu:
- Vậy là trẫm đã hiểu. Sự tái sanh của chúng sanh, dầu ở cảnh giới nào, đều xảy ra trong một niệm, chẳng có xa gần, sau trước!
- Đúng thế, tốc lực tâm đều bằng nhau.
- Quả vậy, thưa đại đức.
--
V. TIENG ANH
5. The king asked, “If one man were to die and be reborn
in the Brahmà realm and at the same moment another
man were to die and be reborn in Kashmir which man
would arrive first?”
“How far is your home town from here?”
“Two hundred leagues.”
“And how far is Kashmir?”
“Twelve leagues.”
“Which of them did you recall more quickly?”
“Both the same venerable sir.”
“Just so, O king, those men who died at the same
moment would be reborn at the same moment.”
VI. BAN DICH CUA CAO HUU DINH
52. Cùng đến một lượt
Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, giả sử có hai người cùng chết ở đây, một người sanh lên cõi
trời Phạm Thiên, một người đi đầu thai tại nước Kế Tân (Kashmir) cách đây
mười hai do tuần, thế thì ai là kẻ đến trước?
-- Tâu Ðại vương, cùng đến một lượt.
-- Ðường đi xa gần không đồng nhau, vì sao lại cùng đến một lượt?
-- Ðại vương thử nhớ nghĩ đền xứ A Lệ Tán đi.
-- Rồi.
-- Bây giờ, Ðại vương thử nhớ nghĩ đến xứ Kế Tân đi.
-- Rồi.
-- Ðại vương nhớ nghĩ đến xứ nào mau hơn?
-- Hai bên mau như nhau.
-- Cũng như thế đó, người sanh lên cõi trời Phạm Thiên và người đi đầu thai
ở xứ Kế Tân, cả hai cùng đến một lượt.
Na Tiên hỏi lại:
-- Nếu có một cặp chim cùng bay, nhưng một con đến đậu trên một gốc đại
thọ, và một con đến đậu trên một cành cây con, cả hai con cùng đậu, bóng
con nào in xuống mặt đất trước?
-- Cùng một lượt.
-- Người chết sanh lên cõi trời Phạm Thiên và người chết đầu thai ở xứ Kế
Tân cũng như thế đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét