Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

CAU HOI VE THAM AI VA LIA THAM AI/ Sarāgavītarāganānākaraṇapañho/ MILINDA VAN DAO/ PHAM TRI NHO




MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO

Sarāgavītarāganānākaraṇapañho

CAU HOI VE THAM AI VA LIA THAM AI


00. TU VUNG:

Sarāgavītarāganānākaraṇapañho


Sarāga: (adj.) lustful.

vītarāga: (adj.) passionless. (m.) a saint.

nānākaraṇa: su khac nhau

I SU* INDACANDA DICH:



7. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, cái gì là sự khác biệt ở người có tham ái và ở người đã lìa tham ái?
“Tâu đại vương, một người là bị dính mắc, một người không bị dính mắc.”
“Thưa ngài, điều gì gọi là dính mắc, và không dính mắc?”
“Tâu đại vương, một người có mong cầu, một người không có mong cầu.”
“Thưa ngài, trẫm thấy như vầy: Người có tham ái và người đã lìa tham ái, cả hai hạng này đều ưa thích vật thực loại cứng loại mềm tốt đẹp và không ưa thích bất cứ loại nào xấu.”
“Tâu đại vương, người chưa lìa tham ái thọ dụng vật thực có sự nhận biết về mùi vị, có sự nhận biết về tham ái ở mùi vị, còn người đã lìa tham ái thọ dụng vật thực có sự nhận biết về mùi vị nhưng sự nhận biết về tham ái ở mùi vị là không có.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
--
II. PALI

7. Rājā āha: "bhante nāgasena kiṃ nānākaraṇaṃ sarāgassa ca vītarāgassa cā?"Ti. 
"Eko kho mahārāja ajjhosito, eko anajjhosito" ti. 
 "Kiṃ etaṃ bhante ajjhosito anajjhosito nāmā?" Ti. 
"Eko kho mahārāja atthiko, eko anatthiko" ti. 
"Passāmahaṃ bhante evarūpaṃ yo ca sarāgo yo ca vītarāgo, sabbo peso sobhanaṃ yeva icchati khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā na koci pāpakaṃ icchatī?" Ti. 
"Avītarāgo kho mahārāja rasapaṭisaṃvedī ca rasarāgapaṭisaṃvedī ca bhojanaṃ bhuñjati vītarāgo pana rasapaṭisaṃvedī bhojanaṃ bhuñjati, no ca kho rasarāgapaṭisaṃvedī" ti. 
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti. 

--
III. TIENG DUC

Mil. 3.3.7. Eßgier - 2.6.7. Sarāgavītarāganānākaraṇapañho


Der König sprach: "Wodurch, ehrwürdiger Nāgasena, unterscheidet sich der Gierbehaftete von dem Gierlosen?"
"Der eine, o König, ist anhänglich, der andere nicht anhänglich."
"Was soll das heißen, o Herr?"
"Daß der eine Begehren hat, o König, und der andere nicht."
"Ich, o Herr, betrachte die Sache folgendermaßen. Der Gierbehaftete wie der Gierlose, beide finden Gefallen an guten Speisen, seien's harte oder weiche. Einen schlechten Wunsch hegt darum keiner von beiden."
"Der Gierbehaftete, o König, empfindet beim Essen nicht nur den angenehmen Geschmack, sondern auch Gier. Der Gierlose empfindet dagegen bloß den angenehmen Geschmack, aber keine Gier."
"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"
--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:


65. Tham luyến và dứt tham luyến
- Thưa đại đức , người còn tham luyến và người đã dứt trừ tham luyến, hai hạng người ấy khác nhau ở chỗ nào?
- Người còn tham luyến là người còn dính mắc, người không còn tham luyến là người không còn dính mắc, tâu đại vương!

- Trẫm nghĩ rằng sống trên đời này ai cũng ưa ăn sung, mặc sướng; ai cũng muốn thọ dụng ngũ dục khả ái, khả ý; thế thì chuyện dính mắc hoặc không dính mắc làm sao biết được, làm sao phân biệt được?

- Đúng là cả hai bên đều thọ dụng giống nhau, đều phải ăn, mặc giống nhau. Nhưng với kẻ còn tham luyến thì họ đắm say, hưởng thụ, tìm thỏa mãn trong ngũ dục, lại còn suốt đời miệt mài đeo đuổi ngũ dục nữa. Trái lại, người không còn tham luyến, họ ăn, mặc, ngủ rất chừng mực, điều độ. Ăn, mặc, ngủ đối với họ chỉ để nuôi mạng sống, duy trì thân thể để tu tập, để hành phạm hạnh. Như vậy được gọi là dính mắc và không dính mắc, tâu đại vương .

- Trẫm đã lãnh hội được điều ấy.
--

V. TIENG ANH

7. “What is the distinction between one who is full of
passion and one who is devoid of passion?”
“The one is enslaved, O king, and the other is not
enslaved.”
“What does that mean?”
“One is in want but the other is not.”
“But both of them like good food, neither likes bad
food.”
“The man who is passionate, O king, eats his food
experiencing both the taste and the passion for the taste,
but the man without passion experiences only the taste and
not the passion arising therefrom.”

VI Cao Hữu Ðính Dịch Việt

45. Mê ngộ khác nhau
Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, người đã giải thoát và người chưa giải thoát khác nhau chỗ
nào?
-- Tâu Ðại vương, hạng trước không còn lòng tham dục, còn hạng sau thì
nặng trĩu lòng tham dục. Người nặng trĩu lòng tham dục thì suốt đời và bất
cứ ở đâu cũng đuổi bắt miếng cơm manh áo, lo toan cho mạng sống được
sung sướng mà thôi.
-- Trẩm thấy trong thế gian này, bất cứ là ai dù xuất gia hay tại gia, thảy đều
cho là mình sung sướng, thảy đều muốn ăn ngon ăn bổ mà chẳng bao giờ
biết nhàm chán.
-- Hai đằng đều cần ăn như nhau. Vì có ăn mới duy trì được thân mạng,
Nhưng với kẻ chưa giải thoát thì thú vui tối thượng là được ăn no và ăn
ngon. Ăn được càng nhiều món sang vật lạ bao nhiêu càng vui thích bấy
nhiêu. Với bậc đã giải thoát thì ăn chỉ là ăn. Ăn cốt để nuôi sống mà tiến tu.
Ăn, không chú ý tới sự ngon dở. Ngon càng tốt, nhưng dở cũng chẳng sao.
Miễn là được sống để lo độ mình và độ đời.
-- Hay thay! Hay thay!

--
THAO LUAN:

CAU HOI 1: AI CUNG AN . MUC DICH GIUA NGUOI TU VA NGUOI KHONG TU VE VIEC AN UONG KHAC NHAU RA SAO?

CAU HOI 2: AI CUNG DI LAM DE KIEM SONG, CO SU KHAC NHAU NHU THE NAO GIUA NGUOI TU VA NGUOI KHONG TU?

CAU HOI 3: CUNG VAO SINH HOAT TRONG ROOM, NGUOI KHONG TU VA NGUOI TU KHAC NHAU RA SAO?

CAU HOI 4: CUNG LAM ADMIN, NGUOI BIET TU VA NGUOI KHONG BIET TU KHAC NHAU RA SAO?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét