MILINDAPAÑHAPĀLI
MILINDA VẤNĐẠO
Pāpapuññānaṃ appānappabhāvapañho
Cau hoi
00. TU VUNG:
Bojjhaṅga: nt. yếu tố phát sanh quả bồ đề (nhân sanh quả bồ đề ).
I SU* INDACANDA DICH:
VII. PHẨM XÁC ĐỊNH CÁC PHÁP VÔ SẮC
7. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, phước và tội cái nào nhiều hơn?”
“Tâu đại vương, phước thì nhiều hơn, tội thì ít.”
“Vì lý do gì?”
“Tâu đại vương, trong khi làm tội thì có sự ân hận rằng: ‘Nghiệp ác được ta làm,’ do đó ác không tăng trưởng. Tâu đại vương, trong khi làm phước thì không có sự ân hận. Đối với người không có sự ân hận, hân hoan sanh khởi; đối với người được hân hoan, hỷ sanh khởi; đối với người có tâm hỷ, thân khinh an; thân được khinh an thì cảm giác sự an lạc; có sự an lạc, tâm được định tĩnh; đã được định tĩnh, thì nhận biết đúng theo thực thể. Vì lý do ấy, phước tăng trưởng. Tâu đại vương, người có chân tay bị chặt đứt sau khi dâng lên đức Thế Tôn một bó hoa sen thì sẽ không rơi vào đọa xứ chín mươi mốt kiếp. Tâu đại vương, cũng vì lý do này mà tôi nói rằng: ‘phước thì nhiều hơn, tội thì ít.’”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. PALI
7. Rājā āha: "bhante nāgasena, katarannu-19. Kho bahutaraṃ puññaṃ vā apuññaṃvā?" Ti.
"Puññaṃ kho [PTS Page 84] [\q 84/] mahārāja bahutaraṃ, apuññaṃ thokanti. "
"Kena kāraṇenā?" Ti.
"Apuññaṃ kho mahārāja karonto vippaṭisārī hoti 'pāpaṃ kammaṃ mayā katanti' tena pāpaṃ na vaḍḍhati. Puññaṃ kho mahārāja karonto avippaṭisārī hoti. Avippaṭisārissa pāmojjaṃ
-----------
19. Katamannu (sī. Mu. )
[SL Page 082] [\x 82/]
Jāyati pamūditassa pīti jāyati pītimanassa kāyo passamhati. Passaṅkāyo sukhaṃ vedeti. Sukhino cittaṃ samādhiyati. Samāhito yathābhūtaṃ pajānāti tena kāraṇena vaḍḍhati. Puriso kho mahārāja chinnahatthapādo bhagavato ekaṃ uppalahatthaṃ datvā ekanavutikappāni vinipātaṃ na gacchissati. Imināpi mahārāja kāraṇena bhaṇāmi puññaṃ bahutaraṃ apuññaṃ thokanti"
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti.
"Puññaṃ kho [PTS Page 84] [\q 84/] mahārāja bahutaraṃ, apuññaṃ thokanti. "
"Kena kāraṇenā?" Ti.
"Apuññaṃ kho mahārāja karonto vippaṭisārī hoti 'pāpaṃ kammaṃ mayā katanti' tena pāpaṃ na vaḍḍhati. Puññaṃ kho mahārāja karonto avippaṭisārī hoti. Avippaṭisārissa pāmojjaṃ
-----------
19. Katamannu (sī. Mu. )
[SL Page 082] [\x 82/]
Jāyati pamūditassa pīti jāyati pītimanassa kāyo passamhati. Passaṅkāyo sukhaṃ vedeti. Sukhino cittaṃ samādhiyati. Samāhito yathābhūtaṃ pajānāti tena kāraṇena vaḍḍhati. Puriso kho mahārāja chinnahatthapādo bhagavato ekaṃ uppalahatthaṃ datvā ekanavutikappāni vinipātaṃ na gacchissati. Imināpi mahārāja kāraṇena bhaṇāmi puññaṃ bahutaraṃ apuññaṃ thokanti"
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti.
III. TIENG DUC
4. Kapitel
2.7. Arūpadhammavavattanavaggo
Mil. 3.4.7. Verdienst und Schuld - 2.7.7. Pāpapuññānaṃ appānappabhāvapañho
Der König sprach: "Was ist mehr, ehrwürdiger Nāgasena: Verdienst (puñña, dieser Begriff deckt sich im großen und ganzen mit kusala, karmisch heilsam, gut, moralisch) oder Schuld?" (apuñña, das Nicht-Verdienstvolle, Schlechte)
"Verdienst ist mehr, o König, Schuld ist geringer."
"Wieso?"
"Derjenige, o König, der eine Schuld begeht, fühlt Gewissensbisse darüber, daß er eine böse Tat begangen hat. Daher kann das Böse nicht weiter zunehmen. Wer aber etwas Verdienstvolles tut, o König, ist frei von Gewissensbissen. In einem aber, der keine Gewissensbisse hat, entsteht Freude, im Erfreuten die Verzückung, und das ganze Wesen des geistig Verzückten beruhigt sich; beruhigten Wesens aber empfindet er Glück, und des Glücklichen Geist sammelt sich; der Gesammelte aber erkennt die Dinge der Wirklichkeit gemäß. Aus diesem Grunde nimmt das Verdienst immer weiter zu.
Und wenn da zum Beispiel ein Mann mit verstümmelten Händen und Füßen, o König, auch nur eine einzige Hand voll Lotusblumen dem Erhabenen darreicht, so gerät er für einundneunzig Weltperioden nicht in die Hölle. Aus diesem Grunde, o König, behaupte ich eben, daß es mehr Verdienst gibt und weniger Schuld."
"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"
--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:
71. Tương quan phước và tộiĐức vua hỏi:
- Trong hàng ngũ sa môn của Đại đức, có người thuyết rằng, có kẻ trọn đời làm ác nhưng đến khi lâm tử, họ tưởng nghĩ đến Phật, ân đức hoặc tướng hảo quang minh sáng chói của ngài thì có thể sanh lên cõi trời. Điều ấy thật khó tin! Lại nữa, các vị ấy còn thuyết rằng, người nào đã lỡ tạo nghiệp sát sanh, không cần phải nhiều lần, dù chỉ một lần, người ấy phải bị đọa địa ngục chẳng sai. Điều ấy lại càng không thể tin được!
- Tâu Đại vương! Đại vương nghĩ thế nào, nếu có người ném một viên đá nhỏ độ bằng hột bắp hay hột tiêu xuống mặt nước, viên đá ấy sẽ nổi hay chìm?
- Chắc chắn phải chìm.
- Nếu có một người chất vài trăm viên đá lớn vào một chiếc ghe rất to, có sức chở rất lớn - thì vài trăm viên đá ấy có chìm không, Đại vương?
- Thưa không.
- Cũng vậy là tội và phước cùng sự tương quan giữa phước và tội, tâu Đại vương! Một viên đá dù bé như hạt tiêu nó vẫn bị chìm xuống nước. Tương tự vậy, có người làm việc ác, dù chỉ một lần, như giết sanh mạng loài hữu tình; thì ác nghiệp ấy có sức nặng đưa chúng sanh đầu thai vào các cảnh giới đau khổ như địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, a-tu-la. Vài trăm viên đá lớn mà không chìm là nhờ có ghe lớn chở. Cũng giống thế, một người làm việc ác trọn đời nhưng nhờ tưởng nghĩ đến ân đức của Phật, tâm người ấy trú vững chắc và hoan hỉ ở trong ân đức ấy; nhờ vậy, chính nhờ thiện tâm nâng đỡ - như chiếc ghe lớn - người ấy được sanh thiên cũng là điều hiển nhiên thôi.
- Trẫm đã hiểu.
- Lại nữa, ác nghiệp nặng thường đưa chúng sanh đi xuống, thiện nghiệp nhẹ thường đưa chúng sanh đi lên. Tuy nhiên, nếu đã lỡ tạo ác nghiệp rồi thì phải siêng năng, tinh tấn làm việc lành; chính nhờ việc lành, nhờ thiện nghiệp, nó có khả năng nâng đỡ cho tất cả chúng sanh. Tuy nhiên, Đức Thế Tôn còn dạy rằng: " Ghe, thuyền hằng chuyên chở đồ đạc qua sông lớn, qua biển lớn; nhưng nếu ghe, thuyền ấy chở quá mức độ cho phép, ghe thuyền ấy sẽ bị chìm. Cũng vậy, thiện nghiệp nâng đỡ ác nghiệp, nhưng nếu ác nghiệp quá nặng, thiện nghiệp cũng sẽ bị chìm theo! Lại nữa, ghe thuyền ấy phải được vững chắc, kiên cố không bị rò rỉ; nếu bị rò rỉ, thấm nước thì phải tát cạn, phải bịt chặt các lỗ rò rỉ đi. Cũng vậy, đừng để ác nghiệp xen vào, nếu ác nghiệp đã rò rỉ vào tâm thì phải bịt chặt lại, tát cạn lần hồi ác nghiệp ấy đi. Nhờ vậy ghe, thuyền thiện pháp kia sẽ đến được bến bờ an vui nhất định."
- Trẫm không còn nghi ngờ gì điều ấy nữa.
V. TIENG ANH
7. “Which is the greater, merit or demerit?”
“Merit, O king. One who does wrong feels remorse
and realises his mistake, thereby demerit does not increase.
However, one who does merit feels no remorse; and gladness
and joy arise, and so rejoicing he will be at ease, being
relaxed he will feel contented, being content his mind will
be easily concentrated, being concentrated he will see
things as they really are. In that way merit increases. So
merit is much greater. Demerit is relatively insignificant.”
VI. BAN DICH CUA CAO HUU DINH
54. Làm việc lành nhỏ được phước lớn.
Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, phải chăng người làm điều lành thì được phước lớn, còn
người làm điều dữ thì bị họa lớn?
-- Tâu Ðại vương, hẳn nhiên là người làm điều lành thì được phước lớn.
Nhưng người làm điều dữ chỉ bị họa nhỏ thôi.
-- Tại sao vậy?
-- Tại vì ngưòi làm điều dữ thỉ suốt ngày đêm lòng thường hối hận nên điều
ác càng ngày càng vơi bớt. Còn người làm điều lành thì suốt ngày đêm lòng
thường hoan hỷ nên phước đức càng ngày càng gia tăng. Thuở trước, hồi
Phật còn tại thế, một hôm Ngài gặp một tội nhân bị chặt hết hay chân đem
đến dâng cúng Ngài một cành hoa sen. Phật liền quay lại bảo các tỳ kheo
rằng: "Nhờ phước đức này, suốt trong chín mươi mốt kiếp sắp tới, người cụt
tay chân kia không những khỏi bị đọa vào ba đường dữ là đia ngục, ngạ quỷ
và súc sanh, mà lại còn được sanh lên cõi trời cho đến khi hưởng hết phước
ấy mới trở lại làm người". Do đó nên biết rằng làm việc lành nhỏ vẫn được
hưởng phước lớn. Còn người làm việc dữ mà lòng biết ăn năn hối hận thì
dần dần tội lỗi sẽ giảm thiểu tiêu trừ hết. Vì vậy mà bần tăng biết rằng người
làm điều dữ chỉ bị họa nhỏ thôi.
55.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét