Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Cirakatasaraṇapañho/ MILINDA VAN DAO/ PHAM TRI NHO




MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO

Cirakatasaraṇapañho

CAU HOI VE TRI NHO


00. TU VUNG:

Cirakatasaraṇapañho

CIRA: LAU LAU DAI
KATA: cu?a

saraṇa:  (nt.) remembrance> nho*'

Cau hoi ve tri nho da lau



I SU* INDACANDA DICH:



10. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, nhờ vào cái gì mà hồi tưởng lại việc đã làm từ lâu trong quá khứ?
“Tâu đại vương, nhờ vào trí nhớ.”
“Thưa ngài Nāgasena, thế chẳng phải hồi tưởng lại là bằng tâm, không phải bằng trí nhớ?”
“Tâu đại vương, đại vương có nhận biết được rằng sau khi làm một việc cần làm nào đó rồi quên lửng không?”
“Thưa ngài, đúng vậy.”
“Tâu đại vương, phải chăng vào thời điểm ấy ngài là không có tâm?”
“Thưa ngài, không đúng. Vào thời điểm ấy trẫm đã không có trí nhớ.”
“Tâu đại vương, vậy tại sao ngài đã nói như vầy: ‘hồi tưởng lại là bằng tâm, không phải bằng trí nhớ’?”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
--
II. PALI

10. Rājā āha: "bhante nāgasena, kena atītaṃ cirakataṃ saratī? " Ti, 
"Satiyā mahārājā" ti. 
"Tanu bhante nāgasena cittena sarati no satiyā?" Ti. 
"Abhijānāsi nu tvaṃ mahārāja, kiñcideva karaṇīyaṃ katvā pamuṭṭhanti?"
"Āma bhante" ti. 
"Kinnu kho tvaṃ mahārāja tasmiṃ samaye acittako ahosī?" Ti. 
"Na hi bhante. Sati tasmiṃ samaye nāhosī"ti. 
"Atha kasmā tvaṃ mahārāja evamāha 'cittena sarati, no satiyā?" Ti. 
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti. 
--
III. TIENG DUC

Mil. 3.3.10. Geist und Gedächtnis - 2.6.10. Cirakatasaraṇapañho


Der König sprach: "Womit, ehrwürdiger Nāgasena, erinnert man sich an etwas, das vergangen und bereits vor langer Zeit geschehen ist?"
"Mit dem Gedächtnis (sati), o König."
    (In diesem Abschnitt und in den zwei folgenden hat das Pāli-Wort sati die Bedeutung von Gedächtnis, Erinnerung. Doch in den Lehrreden des Buddha (sutta) bedeutet es fast stets die rechte Achtsamkeit, im Sinne des siebenten Gliedes des Achtfachen Pfades)
"Wie denn, ehrwürdiger Nāgasena? Man erinnert sich doch wohl mit dem Geist (citta) und nicht mit dem Gedächtnis!"
"Gibst du wohl zu, daß du schon manchmal an ein Geschäft, das du verrichtet hast, dich später nicht mehr erinnern konntest?"
"Gewiß, o Herr."
"Fehlte dir denn nun damals der Geist?"
"Nein, o Herr, das Gedächtnis fehlte mir."
"Warum sagst du aber dann, o König, daß man sich mit dem Geiste erinnere und nicht mit dem Gedächtnisse?"
"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"


--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:


68. Trí nhớ- Thưa đại đức, nếu mình nhớ lại được một việc làm từ lâu xưa, không biết là do gì?
- Do trí nhớ, tâu đại vương .
- Thế mà trẫm nghĩ, nhớ được là do tâm.
- Nếu đại vương nghĩ là do tâm, vậy có việc gì trong quá khứ mà đại vương quên chăng?
- Có rất nhiều chuyện đã quên.
- Đã nhớ là do tâm mà sao lại quên? Hay khi làm những việc ấy, đại vương làm với vô tâm ?
- Không phải vậy, làm với hữu tâm.
- Đã "có tâm" mà sao tâm lại không nhớ ?
Suy nghĩ một hồi, đức vua nói:
- Hay là ký ức chăng?
- Đúng thế, trí nhớ là do ký ức, ký ức chính là nơi ghi chép chuyện quá khứ giúp cho trí nhớ làm việc. Chức năng của trí nhớ là làm công việc nhớ lại các việc trong quá khứ; còn tâm có chức năng nhận thức, suy nghĩ, nhận biết, chụp bắt, gom thâu mà thôi, tâu đại vương !
- Rõ ràng lắm rồi!

--

V. TIENG ANH

10. “By what do we remember what was done long ago?”
“By memory (sati).“
“Is it not by mind (citta) that we recollect?”
“Do you, O king, recollect any business that you have
done and then forgotten?”
“Yes.”
“Were you then without a mind?”
“No, but my memory failed me.”
“Then why do you say that it is by mind that we
recollect?”

VI. BAN DICH CUA CAO HUU DINH

46. Trí Nhớ
Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, người ta trong khi có việc đang làm, có nhớ được những
việc xa xưa không?
-- Tâu Ðại vương, khi rầu lo, người ta hay nhớ đến những việc xa xưa hơn.
-- Dùng cái gì để nhớ? Phải chăng là dùng óc tưởng tượng? hay dùng trí
nhớ?
-- Những điều Ðại vương đã học và đã biết, về sau Ðại vương có nhớ lại
được không?
-- Có điều nhớ mà cũng có điều về sau bỗng nhiên quên đi.
-- Lúc quên đi đó, là vì Ðại vương không có óc tưởng tượng chăng?
-- Thưa không, Chính lúc đó, trẫm không có trí nhớ.
-- Thế thì không đúng với lời Ðại vương vừa nói rằng người ta nhớ được là
nhờ có óc tưởng tượng!
Vua lại hỏi:
-- Ai đã có làm thì đều có nhớ được. Như trước kia hay ngày nay, hễ có làm
là đều có thể dùng trí nhớ mà biết được chăng?
-- Vâng.
-- Như vậy, người ta chỉ nhớ được những việc đã qua, chứ không thể nhớ
được việc mới?
-- Những việc mới ấy, nếu đã từng làm rồi mà nay không nhớ ra thì cũng chỉ
tại không có trí nhớ.
-- Nếu vậy thì những người học chữ hay học mỹ nghệ là luống công vô ích
sao?
-- Không, những người mới học chữ hay học vẽ đều có nhớ. Bằng chứng là
họ dạy lại cho học trò và khiến học trò cũng biết như họ. Vì vậy mà nói rằng
dùng trí để nhớ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét